Thứ sáu, 26/04/2024 03:25 (GMT+7)

Nguồn vật liệu nào sẽ giải quyết tình trạng "đội giá" cát xây dựng hiện nay?

MTĐT -  Chủ nhật, 19/03/2023 22:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong bối cảnh hàng loạt dự án và công trình trọng điểm đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lượng cát xây dựng, việc sử dụng cát biển để thay thế là xu hướng tất yếu.

Qua khảo sát năm 2022, giá vật liệu xây dựng tăng vọt và việc thiếu cát xây dựng khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ. Trong giai đoạn 2021 đến 2025, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có bốn dự án cao tốc phải sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp, đắp nền, đó là các dự án cao tốc: Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Mỹ An - Cao Lãnh; trong đó sẽ thí điểm đối với cao tốc Cần Thơ – Cà Mau đoạn Hậu Giang – Cà Mau...

Theo tính toán, tổng nhu cầu cát đắp nền đường rơi vào khoảng 47 triệu m3. Tuy nhiên, tổng trữ lượng cấp phép các mỏ đang khai thác tại khu vực này chỉ hơn 5,6 triệu m3. Cho đến năm 2045, việc thiếu cát xây dựng sẽ trở nên trầm trọng hơn khi đồng bằng sông Cửu Long cần phải hoàn thành khoảng 400 km đường cao tốc tương đương cần 39 triệu m3 cát san lấp, chưa kể các công trình khác.

Nguồn vật liệu nào sẽ giải quyết tình trạng "đội giá" cát xây dựng hiện nay? | Bất động sản

Ngày 10/3 vừa qua, Sở Giao thông vận (GTVT) tải TP Hồ Chí Minh có báo cáo về tình hình triển khai dự án vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đáng chú ý, Sở này đề cập về tình trạng khan hiếm vật liệu, nhất là đất cát đắp nền đường.

Sở GTVT nêu rõ, theo tính toán, để xây dựng vành đai 3 TP Hồ Chí Minh cần hơn 14,8 triệu m3 vật liệu, trong đó đất đắp nền cần hơn 1,6 triệu m3, cát đắp nền hơn 7,2 triệu m3, cát xây dựng cần gần 1,5 triệu m3, đá xây dựng 4,4 triệu m3. Dự án này được kỳ vọng sẽ mở ra không gian phát triển mới cho các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tạo cơ hội cho các tỉnh thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tốt đẹp hơn.

Trong khi đó, qua khảo sát, nguồn cát từ khai thác cát lòng sông chỉ đáp ứng được khoảng 55 - 60% cho các công trình. Bởi vậy, việc nghiên cứu sử dụng cát biển là vật liệu xây dựng đang được đặt ra rất cấp bách. Theo lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp rất phổ biến trên thế giới. Quốc gia láng giềng Trung Quốc mỗi năm khai thác từ 1,8- 2,5 tỷ m3 phục vụ cho các công trình hạ tầng. Còn các quốc gia khác như Singapore, Canada, Hà Lan…. lại nhập khẩu nhiều.

Riêng với Việt Nam, đặc biệt từ năm 2004 đến nay, nhiều địa phương ven biển cấp phép khai thác cát biển làm vật liệu san lấp các công trình, chủ yếu từ 1- 5km cách bờ biển và độ sâu dưới 10m, có thể kể đến như các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Kiên Giang…

Không chỉ khắc phục vấn đề khan hiếm, nghiên cứu sử dụng cát biển có thể giải quyết tình trạng "đội giá" cát xây dựng và cát san lấp mặt bằng khiến nhiều công ty, đơn vị trúng thầu đang thi công công trình, dự án đứng ngồi không yên như thời gian vừa qua.

Để chia sẻ lo lắng với các địa phương khi có các tuyến đi qua đoạn đường được sử dụng cát biển đắp nền, Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định sẽ phối hợp với Bộ Giao thông vận tải cùng với các bộ, ngành, để vừa tiến hành nghiên cứu thực hiện, vừa có hệ thống quan trắc, kịp thời thay đổi môi trường nền, đặc biệt độ mặn của khu vực có tuyến đường liên quan.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với ngành giao thông vận tải để thực hiện tốt nhiệm vụ này, từ đó có nguồn tài nguyên cát phục vụ cho các nhiệm vụ trước mắt của ngành giao thông vận tải cũng như dự án hạ tầng khác của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực ven biển, khi gặp khó khăn về điều kiện sử dụng vật liệu xây dựng thông thường.

Mặt khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng có những hạn chế trong các vấn đề cấp phép ở các tỉnh thành phía Nam. Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng: Trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp với cơ quan cảnh sát môi trường để đảm bảo việc khai thác đúng mục đích đối với các công trình trọng điểm. Chẳng hạn, chỉ cấp phép cho nhà thầu khai thác cung cấp cho dự án đường vành đai 3 TP.HCM. Nếu vi phạm sẽ xử lý theo pháp luật về khai thác. Thời gian khai thác phải theo thời gian của dự án, khi kết thúc phải có báo cáo đánh giá, tạo thông lệ cho việc khai thác đúng theo pháp luật về khai thác tài nguyên.

Cùng với đó, Chính phủ đã trao thẩm quyền phê duyệt, cấp phép khai thác mỏ vật liệu cho địa phương để tiến độ dự án được đẩy nhanh. Nhưng không phải địa phương nào cũng triển khai nhanh nên cần kiểm tra đốc thúc. Các mỏ vật liệu là tài sản quốc gia để phục vụ công trình quốc gia đầu tư công thì không để tư nhân biến thành tài sản riêng rồi áp giá cao khiến nhà thầu không chịu nổi.

Bạn đang đọc bài viết Nguồn vật liệu nào sẽ giải quyết tình trạng "đội giá" cát xây dựng hiện nay?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Vi Anh/Diễn đàn Doanh nghiệp

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.