Thứ sáu, 29/03/2024 06:34 (GMT+7)

Nguồn vốn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất từ đâu?

MTĐT -  Thứ sáu, 30/03/2018 14:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo lãnh đạo Bộ GTVT để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất một phần nguồn vốn sẽ được lấy từ Tổng công ty Cảng hàng không.

Tại buổi họp báo quý I năm 2018 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) diễn ra vào chiều 29-3, Thứ trưởng GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp Thường trực Chính phủ vừa qua và đã thống nhất phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của Công ty Tư vấn độc lập ADPI (Pháp).

Tại cuộc họp, các thành viên Thường trực Chính phủ cũng ủng hộ phương án chỉ nâng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất lên từ 45 đến 50 triệu hành khách, chứ không thể là 60 đến 70 triệu. Phương án này phù hợp quy hoạch và từ kinh nghiệm trên thế giới, không có quốc gia nào xây dựng sân bay quá lớn trong lòng thành phố.

Theo đó, phía nam sân bay Tân Sơn Nhất sẽ mở sân đỗ, nhà ga và tuyến giao thông kết nối. Bên cạnh đó, Bộ GTVT xác định phải làm đường lăn để thoát máy bay trên đường băng càng nhanh càng tốt. Tổng khái vốn để mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất 18.000 tỷ đồng. Đây là phương án tương tự tư vấn Việt Nam đã báo cáo trước đây và được phê duyệt.

Thứ trưởng Đông cho rằng với việc phát triển hành khách nhanh như hiện nay, sân bay Long Thành còn trong tương lai, việc mở rộng Tân Sơn Nhất rất bức thiết. Vì vậy, việc xây dựng nhà ga, sân đỗ, đường lăn phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

Đề cập đến nguồn vốn đầu tư dự án, Thứ trưởng Đông cho biết, Bộ tính toán đến việc sử dụng tiền đầu tư của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm nhà ga, đường lăn hoặc kêu gọi vốn xã hội hóa.

Thủ tướng chọn phương án mở rộng sân bay theo phương án tư vấn Pháp đưa ra. Đồ họa: Minh Trí.

Phương án mở rộng sân bay bao gồm các hạng mục chính như mở rộng sân đỗ máy bay, nhà ga ở phía nam và xây dựng tuyến giao thông kết nối nhằm nâng cao năng lực sân bay, đồng thời, làm thêm đường lăn để thoát máy bay trên đường băng càng sớm càng tốt. 

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết, Bộ GTVT sẽ thực hiện các hạng mục này trong thời gian sớm nhất vì yêu cầu cấp thiết mở rộng sân bay. Diện tích để mở rộng sân bay chủ yếu do Bộ Quốc phòng bàn giao và đất đang có sẵn. Nguồn vốn đầu tư dự kiến sẽ sử dụng từ vốn của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam và kêu gọi nhà đầu tư vào các hạng mục thích hợp.

Chiều 28/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Thủ tướng chọn phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía nam của Công ty tư vấn độc lập của Pháp ADPI.

Theo đó, phương án được chọn của ADPI là xây dựng thêm một nhà ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất ở phía Nam với diện tích sàn 200.000 m2, để có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm.

Đối với khu đất phía bắc, trong đó có sân golf và 16 ha đất do Bộ Quốc phòng quản lý sẽ được sử dụng để xây dựng công trình phụ trợ, như nhà ga hàng hóa, sửa chữa máy bay, logistics và chế biến suất ăn từ năm 2025 trở đi.

T/H (theo vietnamnet, báo nhân dân, zing.vn)

An Nhiên

Bạn đang đọc bài viết Nguồn vốn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất từ đâu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.