Thứ sáu, 29/03/2024 15:57 (GMT+7)

Nguy cơ béo phì trong mùa dịch

Hồng Anh -  Thứ năm, 16/09/2021 15:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong mùa dịch COVID-19, tỷ lệ tăng cân quá mức tăng cao, nguy cơ béo phì rất đáng báo động.

Nguy cơ béo phì trong mùa dịch

Trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid-19, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ bị béo phì.

Theo các chuyên gia y tế, thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng thừa cân, béo phì là do mất cân bằng giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao.

ThS.BS Phạm Công Danh , Khoa dinh dưỡng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, việc hoạt động tĩnh tại nhà trong một thời gian dài khiến cho năng lượng cơ thể tiêu hao bị giảm đi, trong khi năng lượng ăn vào không thay đổi, từ đó gây ra sự dư thừa về năng lượng khiến cơ thể tăng cân.

Khi phải ở nhà do giãn cách xã hội, nhiều gia đình tích trữ nhiều loại đồ ăn, thức ăn nhanh như: Bim bim, xúc xích, mỳ tôm… các loại nước ngọt, nên tạo điều kiện thuận lợi có thể ăn vặt vô tội vạ suốt ngày. Hơn nữa thời gian ở nhà rảnh rỗi, nhiều người lại bày biện nấu nướng nhiều món ăn ngon tẩm bổ nên năng lượng nạp vào cơ thể khá lớn. 

tm-img-alt
Trẻ em rất dễ bị thừa cân trong thời gian dịch bệnh (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mọi người còn dễ tăng cân bởi xem nhẹ yếu tố vận động, khiến mất cân bằng năng lượng mà chủ yếu cán cân nghiêng về phía “nạp” hơn phía “tiêu”.

Mọi năm, thời gian này trùng với kỳ nghỉ hè nên mọi người được vui chơi, tăng cường vận động cơ thể. Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên mọi người chỉ có thể ở nhà, ít cơ hội vận động ngoài trời mà chỉ có thể ăn, ngủ và tập trung vào các hoạt động tĩnh như xem tivi, chơi game… Không vận động, cùng với một chế độ ăn uống không kiểm soát, tỉ lệ trẻ béo phì trong mùa dịch rất báo động.

Tác hại của béo phì

Béo phì gây nên rất nhiều tác hại cho sức khoẻ. Hậu quả của thừa cân, béo phì thường khó nhận biết ngay, nhưng không thể xem nhẹ.

Điều đáng lo ngại chính là béo phì thường không có triệu chứng gây khó chịu, người bệnh vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc này họ đã có nhiều khả năng bị các bệnh lý như đột quỵ, bệnh mạch vành, mỡ máu, xương khớp…

Tâm lý chủ quan khiến người bệnh không đi khám, làm quá trình chẩn đoán sớm và điều trị trở nên khó khăn. Thông thường người bệnh chỉ đi khám khi thấy đau chân, đau xương,... đến khi thăm khám mới biết mình bị thừa cân, béo phì.

Khi bị béo phì, cân nặng sẽ vượt quá khả năng chịu đựng của khung xương nên có thể dẫn đến các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp…

Béo phì dễ mắc các bệnh mãn tính ở giai đoạn trưởng thành như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, nguy hiểm hơn là ung thư...

Người béo phì, thừa cân là nhóm có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc COVID-19.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Ngoài nguy cơ về sức khỏe thể chất, người bị béo phì còn bị tác động tới tâm lý. Với ngoại hình đặc biệt, người bị béo phì chậm chạp, mặc cảm tự ti, ngại giao tiếp xã hội, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm, làm giảm sút hiệu quả học tập, lao động và chất lượng cuộc sống. 

Giải pháp đối mặt với nguy cơ bị béo phì

Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi bị thừa cân, béo phì, tuyệt đối không được giảm hay nhịn ăn, mà phải thực hiện chế độ ăn đủ nhu cầu và điều chỉnh dần dần. Bữa ăn cung cấp đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng, đủ nhu cầu về năng lượng khẩu phần từ các chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Tỷ lệ các chất đạm, chất béo từ nguồn động vật và thực vật cân đối hợp lý. Đồng thời, hạn chế tất cả các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều cholesterol như: Thịt mỡ, nước luộc thịt, bơ, fo mat, các món xào rán, não, tim, gan, lòng lợn,.... Các loại đồ ngọt như: Đường, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt, các loại sữa có đường,…vì chúng chứa nhiều năng lượng làm gia tăng nguy cơ thừa cân béo phì.

Cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh thì biện pháp tăng cường hoạt động thể lực và lối sống lành mạnh phòng thừa cân, béo phì. Vận động thường xuyên giúp kiểm soát và duy trì cân nặng, hạn chế thừa cân, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cơ thể phòng chống dịch bệnh, giúp giấc ngủ đến nhanh và sâu hơn, nâng cao kỹ năng sống, giảm stress hiệu quả./.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ béo phì trong mùa dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.