Thứ năm, 25/04/2024 13:07 (GMT+7)

Nguy cơ cháy rừng tăng tới 30% vào năm 2050

MTĐT -  Thứ ba, 08/03/2022 15:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Những đám cháy dữ dội kéo theo nhiều thiệt hại đã diễn ra thường xuyên hơn trong những năm gần đây và dự kiến tần suất cháy rừng sẽ còn cao hơn nữa, ngay cả ở những nơi như Bắc Cực.

Những đám cháy quy mô lớn, thường xuyên hơn, dữ dội hơn và xuất hiện ngay cả ở các khu vực không thường thấy như Bắc Cực dự kiến sẽ tăng lên 14% vào năm 2030 và 30% vào giữa thế kỷ này, theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và tổ chức phi lợi nhuận về môi trường GRID-Arendal của Na Uy.

Các tác giả dự kiến rằng đến năm 2100, khả năng xảy ra cháy rừng có thể còn cao hơn 50%.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nguy cơ này và biến đổi khí hậu do con người gây ra có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một mặt biến đổi khí hậu khiến các đám cháy nghiêm trọng hơn, tỷ lệ khô hạn, nhiệt độ tăng và gió mạnh cao hơn. Mặt khác, biến đổi khí hậu cũng trở nên tồi tệ hơn do cháy rừng, chủ yếu là do các hệ sinh thái nhạy cảm và giàu carbon như vùng đất than bùn và rừng nhiệt đới bị tàn phá.

Khi những hệ sinh thái này bị phá hủy, chúng cũng thải ra khí thải CO2 vào bầu khí quyển, gia tăng vào sự nóng lên toàn cầu và giảm khả năng "tiêu hóa" khí thải trong tương lai.

Nguy cơ cháy rừng tăng tới 30% vào năm 2050 - Ảnh 1.
Các đám cháy rừng đang diễn ra thường xuyên hơn và tạo ra nhiều hệ lụy hơn. Ảnh: AP.

Hệ lụy tới các quốc gia nghèo nhất thế giới

Cảnh báo này đang dần bắt đầu trở thành hiện thực. Những năm qua đã chứng kiến nhiều vụ cháy rừng ngày càng có sức tàn phá lớn ở nhiều khu vực như Bắc Mỹ, Brazil, một phần châu Âu, Siberia và Australia – và đã tàn phá các hệ sinh thái và cộng đồng trên khắp thế giới.

Những đám cháy này đã phá hủy mùa màng và nhà cửa, đe dọa sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Đặc biệt là ở những nơi thiếu nguồn lực để phục hồi lại cuộc sống và thích ứng với sự thay đổi của môi trường Bụi phóng xạ có thể tồn tại nhiều năm sau khi đám cháy được dập tắt. Đây cũng là một hệ lụy nghiêm trọng tới những nước nghèo nhất thế giới.

Glynis Humphrey từ Đại học Cape Town, một thành viên tham gia vào báo cáo, cho biết: "Lửa ảnh hưởng đến không khí, đất và nước. Lửa liên kết chặt chẽ với khí hậu, về lượng khí thải carbon và lượng mưa, và nó ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Và nó ảnh hưởng đến việc làm và sinh kế của người dân".

Cần tập trung vào lập kế hoạch phòng ngừa

Các chuyên gia cũng cảnh báo, hầu hết chi tiêu của chính phủ toàn cầu khi nói đến cháy rừng được dành cho việc chữa cháy sau khi chúng bùng phát, trong khi chưa đầy 1% dành cho việc lập kế hoạch và phòng ngừa cháy rừng. Để đối mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng các đám cháy và để giảm bớt tác động của chúng, các chính phủ sẽ cần "thay đổi hoàn toàn các khoản đầu tư của họ."

Inger Andersen, giám đốc điều hành UNEP, cho biết: "Phản ứng của các chính phủ hiện nay đối với cháy rừng thường là đặt tiền vào sai chỗ. Chúng ta phải giảm thiểu nguy cơ cháy rừng bằng cách chuẩn bị tốt hơn: đầu tư nhiều hơn vào việc giảm thiểu rủi ro, làm việc với các cộng đồng địa phương và tăng cường cam kết toàn cầu về chống biến đổi khí hậu."

Báo cáo cũng kêu gọi các chính phủ chuyển 2/3 kinh phí đối phó cháy rừng vào việc lập kế hoạch, phòng ngừa, chuẩn bị và phục hồi cảnh quan. Ông Humphrey phát biểu tại một cuộc họp báo: "Không thể tách rời việc giải quyết cháy rừng với quản lý thiên tai lũ lụt và hạn hán."

Bên cạnh đó, trong khi một số khoản tài trợ nên dành cho việc cải thiện giám sát và phân tích môi trường, để hiểu rõ hơn về cách cháy rừng có thể diễn ra trong điều kiện khí hậu thay đổi và các giải pháp có thể được thực hiện để quản lý điều đó, các tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng tri thức bản địa.

Điều này có thể bao gồm việc đốt rừng một cách có tính toán và một cách hạn chế nhằm làm giảm số vật liệu gây cháy, thay đổi cảnh quan, thúc đẩy sự phát triển của cây cỏ và thực vật chống được hạn hán.

Peter Moore, người từng là chuyên gia quản lý hỏa hoạn tại Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc, chỉ ra rằng các tập quán bản địa đã bắt đầu được công nhận và thực hiện ở Australia, Canada và miền tây nước Mỹ. Và nhiều tổ chức như Sáng kiến Quản lý Lửa Savanna Quốc tế đã tiếp thu và phát triển các tập quán bản địa truyền thống từ Australia sang những nơi như Botswana.

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ cháy rừng tăng tới 30% vào năm 2050. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tổ Quốc

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới