Thứ sáu, 19/04/2024 22:21 (GMT+7)

Nguy cơ "thuốc Ấn Độ" chữa Covid-19 bị làm giả ở Trung Quốc

MTĐT -  Thứ năm, 12/01/2023 10:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều phân tích chỉ ra rằng một lượng lớn "thuốc Ấn Độ" chữa Covid-19 lưu hành tại Trung Quốc là thuốc giả.

Vào tháng trước, Trung Quốc đã dỡ bỏ chính sách 'Zero Covid' sau 3 năm áp dụng chính sách phong tỏa, cách ly và xét nghiệm hàng loạt. Sự thay đổi chính sách nhanh chóng khiến nhu cầu mua thuốc hạ sốt và cảm lạnh tăng cao, dẫn đến sự thiếu hụt đáng kể tại các hiệu thuốc và nền tảng mua sắm trực tuyến tại quốc gia này.

Trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc tiếp tục gia tăng, nước này sẽ sớm bắt đầu phân phối thuốc Paxlovid điều trị Covid-19 của hãng dược Pfizer (Mỹ) cho các trung tâm y tế cộng đồng trong những ngày tới. Đáng chú ý, loại thuốc này đang được sản xuất quy mô lớn tại Ấn Độ.

Trước đó, Pfizer đã cấp quyền sản xuất thuốc Generic (phiên bản Generic là bản sao thuốc biệt dược, bán rẻ hơn so với thuốc gốc) của Paxlovid cho các công ty Ấn Độ. Paxlovid là loại thuốc Covid-19 nước ngoài duy nhất được cơ quan quản lý của Trung Quốc phê duyệt để sử dụng trên toàn quốc.

Nhu cầu về thuốc Generic của Ấn Độ đã tăng vọt ở Trung Quốc, nhất là thông qua các nền tảng thương mại điện tử.

Theo nguồn tin, trên các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc, ít nhất 4 loại thuốc Generic điều trị Covid-19 được sản xuất tại Ấn Độ, bao gồm Primovir, Paxista, Molnunat và Molnatris, đã được rao bán trong những tuần gần đây. Primovir và Paxista đều là phiên bản Generic của Paxlovid, trong khi 2 loại còn lại là phiên bản Generic của thuốc Molnipiravir.

tm-img-alt
Hình ảnh thuốc kháng virus Primovir được chia sẻ trên Weibo. 

Đặc biệt, trong những tuần gần đây, các hộp thuốc Paxlovid của Pfizer được bán với giá lên tới 50.000 nhân dân tệ (7.200 USD), buộc nhiều người tìm đến các sản phẩm thay thế rẻ hơn, như thuốc từ các nhà sản xuất Ấn Độ. Tuy nhiên, nhiều phân tích chỉ ra rằng một lượng lớn "thuốc Ấn Độ" lưu hành tại Trung Quốc là thuốc giả.

Dù chưa có bằng chứng cho thấy thuốc giả chứa thành phần gây hại, các chuyên gia cho biết chúng là mối nguy lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Thuốc giả không có tác dụng điều trị Covid-19, có thể khiến bệnh nhân trì hoãn đi khám và sử dụng các loại thuốc chính thống, đã được phê duyệt.

Trung Quốc đã cấp phép khẩn cấp cho thuốc kháng virus vào tháng 2/2022. Tuần trước, nước này phê duyệt thêm Molnupiravir của hãng dược Merck. Hiện chưa rõ có bao nhiêu loại thuốc được nhập khẩu, nhưng đến cuối tháng 12/2022, các bệnh viện ở một thành phố lớn báo cáo đang gặp khó khăn về nguồn cung.

Với tình hình đó, các thương lái chợ đen nhanh chóng nắm bắt cơ hội để kiếm lời. Trước đó, họ chủ yếu làm giàu dựa vào việc nhập khẩu bất hợp pháp các loại thuốc ung thư từ Ấn Độ, có giá phải chăng hơn nhiều so với thuốc đã phê duyệt và bán cho hàng nghìn bệnh nhân.

Giờ đây, họ chuyển sang bán thuốc Covid-19. Trên các nền tảng thương mại điện tử như Taobao và JD, ít nhất 4 loại thuốc Covid-19 từ Ấn Độ là Primovir, Paxista, Molnunat và Molnatris được rao bán.

Primovir và Paxista đều là thuốc generic của Paxlovid, được sản xuất từ cùng biệt dược gốc. Molnunat và Molnatris là phiên bản khác của Molnipiravir. Cả 4 loại thuốc được chính quyền Ấn Độ phê duyệt sử dụng khẩn cấp, nhưng chưa được Trung Quốc cấp phép.

Hình ảnh thuốc kháng virus Primovir được chia sẻ trên Weibo. Ảnh: Dr Cash
Hình ảnh thuốc kháng virus Primovir được chia sẻ trên Weibo. Ảnh: Dr Cash

Sau khi phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin về hoạt động buôn bán trái phép, Taobao và JD đã nhanh chóng gỡ bỏ các kệ hàng trực tuyến. Tuy nhiên, nhà cung cấp vẫn cố gắng bán chúng bằng nhiều con đường khác.

Một số bên môi giới cố tình đăng tin quảng cáo úp mở về nguồn cung "thuốc gốc", sau đó kết nối người mua với người bán qua ứng dụng WeChat.

Ngày 14/12/2022, một blogger tên Tianzhu 10 Years tuyên bố phát hiện bằng chứng cho thấy Primovir giả đang được bán tràn lan ở Trung Quốc. Theo người này, hộp thuốc Primovir đến từ hãng dược Astrica Healthcare. Khi liên lạc với giám đốc công ty qua WhatsApp, anh nhận được phản hồi rằng hãng đã ngừng sản xuất thuốc từ nhiều tháng trước.

Bài đăng khiến những người khác gửi thuốc Covid-19 đến các phòng thí nghiệm địa phương để kiểm tra. Kết quả cho thấy rất nhiều hộp thuốc là hàng giả.

Yin Ye, Giám đốc điều hành của công ty về gene BGI Group, cho biết ông đã phát hiện nhiều hộp thuốc dưới tên Primovir là hàng giả. Các viên nén không chứa Nirmatrelvir như trên bảng thành phần mà chứa Oseltamivir, một loại kháng virus để điều trị cúm.

"Trong tình hình hiện nay, mọi người phải cực kỳ cẩn thận khi lựa chọn thuốc Covid-19", Yin nói. Tính đến chiều 6/1, Yin và các đồng nghiệp đã thử nghiệm 143 mẫu Primovir do người dân gửi đến, chỉ một mẫu chứa Nirmatrelvir.

Hôm 2/1, Bộ Công an Trung Quốc đã phát lệnh trấn áp "hoạt động tội phạm bất hợp pháp liên quan đến việc sản xuất và buôn bán thuốc giả, trục lợi khi Covid-19 lây lan nhanh".

Trung Quốc cũng nỗ lực giải quyết sự thiếu hụt Paxlovid trong những ngày gần đây. Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu đã bắt đầu phân phối thuốc đến các bệnh viện cộng đồng vào tháng 1. Chính quyền trung ương cho phép một số bệnh viện trực tuyến kê đơn Paxlovid sớm hơn một tháng, bệnh nhân chỉ cần tải lên kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính để nhận thuốc./.

Bảo My (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nguy cơ "thuốc Ấn Độ" chữa Covid-19 bị làm giả ở Trung Quốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...