Thứ bảy, 20/04/2024 14:31 (GMT+7)

'Con đường gốm sứ' hư hỏng nặng, trách nhiệm thuộc về ai?

Nguyệt Hằng -  Chủ nhật, 03/11/2019 10:19 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều người cho rằng, nguyên nhân của sự xuống cấp này là do chịu tác động của thời tiết, sự rung chấn. Nhưng một số ý kiến cũng cho rằng nguyên nhân chính là do kết cấu của công trình không đảm bảo

Thời gian gần đây, người dân sống dọc đường Trần Khánh Dư và Nghi Tàm rất bức xúc trước tình trạng rác thải sinh hoạt thường xuyên bị đốt trộm, việc làm này không những gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, mà còn làm hư hỏng nặng bức tranh gốm sứ đã đạt kỷ lục Guinness.

Theo phản ánh của người dân, rác thải tại đây chỉ được thu 1 lần vào buổi chiều tối, nên rất nhiều hộ dân thiếu ý thức mang rác ra vỉa hè đường Trần Nhật Duật để. Người dân đã nhiều lần bắt gặp và nhắc nhở đối tượng vứt rác bừa bãi nhưng tình trạng này vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Mặc dù đã có 2 đợt trùng tu vào năm 2015 và năm 2017, nhưng đến nay bức tranh gốm sứ lại tiếp tục xuống cấp.

Một số điểm còn bị biến thành điểm tập kết rác, khiến đoạn gốm sứ đang xuống cấp trở càng trở nên nhếch nhác.

“Trước đấy, tình trạng đốt rác vẫn xảy ra, nhưng không nhiều như bây giờ. Thường thì là bị đốt vào buổi sáng hoặc chiều muộn. Rác bị đốt chủ yếu là đồ nhựa, cao su nên mùi lắm” bà Giang, người dân sống trên đường Hồng Hà bức xúc cho biết.

Xuất hiện nhiều các mảnh gốm phồng rộp, nứt vỡ và bong tróc.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, “Con đường gốm sứ ven sông Hồng” xuất hiện nhiều điểm hư hỏng nặng và xuống cấp.

Các mảnh gốm bị bong tróc, rơi rụng tạo thành từng mảng lớn.
Một số người thiếu ý thức còn vứt rác vào khuôn viên trồng cây.
Nhiều đoạn tranh gốm sứ bị ảnh hưởng từ việc đốt rác thải sinh hoạt của người dân.

Bắt đầu từ đầu đường Trần Khánh Dư đến hết Nghi Tàm với chiều dài khoảng 4 km, không khó để bắt gặp những vết nứt, những mảng gốm bong tróc. Có những mảng bong rộng tới nửa mét vuông, hay vết nứt vài tới 2 – 3 mét. Nhiều chỗ phủ bụi nhem nhuốc, thậm chí có nơi còn trở thành điểm tập kết rác thải.

Cụ thể như đoạn trước số nhà 679 đường Hồng Hà, đầu đường Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan ... là những nơi các vết nứt lớn, chắn ngang bức tranh. Những đoạn bị đốt, các mảnh gốm chuyển sang màu đen kịt.

Có nhiều người cho rằng, nguyên nhân của sự xuống cấp này là do chịu tác động của thời tiết, sự rung chấn. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng nguyên nhân chính là do kết cấu của công trình không đảm bảo. 

Một số đoạn tuyến cáp ngầm điện 110kv Yên Phụ - Bờ Hồ cũng đang bị sụt lún gây mất an toàn cho người tham gia giao thông. 

Để rộng đường dư luận, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch Quận Hoàn Kiếm. Ông Long cho biết: "Hiện tại Quận đã nhận được phản ánh về tình trạng đốt rác trên dọc tuyến đường gốm sứ, chúng tôi đang cho xử lý những trường hợp vi phạm".

Người dân đặt câu hỏi về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương ở đâu trong việc để xảy ra tình trạng này và ai sẽ phải chịu trách nhiệm?

Hà Nội nối dài 'Con đường gốm sứ'

Theo tìm hiểu, được biết, trong thời gian sắp tới, Công ty TNHH Nghệ thuật Tân Hà Nội sẽ triển khai một số đoạn tranh gốm trên mặt tường đê bê tông trên đoạn đường đê Nghi Tàm.

Bạn đang đọc bài viết 'Con đường gốm sứ' hư hỏng nặng, trách nhiệm thuộc về ai?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ