Thứ ba, 23/04/2024 20:01 (GMT+7)

Nguyễn Quốc Dũng, người nặng tình với chữ nghĩa

Duy Chí -  Thứ năm, 18/06/2020 16:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sinh ra trong gia đình đông anh em tại chợ Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương, Nguyễn Quốc Dũng (Hoài Nhân) đến với báo chí không phải tình cờ

Ông Dũng tâm sự: “Mình thích viết. Cái nghề mình học cũng cần đọc nhiều, viết nhiều”. Về nghỉ hưu, ông chuyển từ làm báo sang làm thơ. Tập thơ đầu tiên mang tên Những Vần Thơ Cuộc Đời ra mắt đúng dịp 21/6.

Tập thơ đầu tay của nhà báo, nhà thơ Nguyễn Quốc Dũng (Hoài Nhân) ra mắt đúng dịp 21/6/2020

Má anh, người bán hàng nổi tiếng Chợ Thủ, từng được báo Bình Dương và các báo đăng nhiều bài, trong đó nổi bật có bài “Gánh hàng rong nuôi 10 người con khôn lớn”. Trong bài báo má anh từng kể: “Thằng Dũng có tính tự lập từ nhỏ. Theo ba má bán hàng ngoài chợ, nó (Dũng) ít khi nào nhờ cậy ai chuyện gì dù khó khăn tới đâu nó cũng tự làm hết. Bởi vì biết rằng: Nhà mình nghèo khó, nhờ cậy ai chuyện gì cũng sẽ khó. Sau này con cái lớn hết, dù không còn buôn bán, nhưng tui thường ra chợ chơi vì nhà gần đó. Mấy người bạn cũ kéo lại nói “Con bà giờ là quan tòa rồi”. Tui chỉ cười và tin rằng dù như thế nào con tui cũng vẫn là người hữu ích”.

“Nhà thơ” Nguyễn Quốc Dũng nhận giải thưởng tại cuộc thi viết “Ngày tôi vào Đảng” do Tỉnh Đoàn và báo Bình Dương phối hợp tổ chức

Nhắc lại chuyện làm “quan tòa”, ông Dũng kể: Tui làm Trưởng đoàn Hội thẩm Nhân dân tòa án tỉnh được 2 nhiệm kỳ. Có lần đang ngồi cà phê thì có em thanh niên cao to đến chào hỏi. Tôi chưa kịp nhận ra thì em tự giới thiệu: “Hơn 7 năm ở trong đó con luôn nhớ lời chú phân tích, chỉ ra. Con trông mong từng ngày từng đêm được trở lại đời thường theo lời phân tích, chỉ dạy của chú tại phiên tòa”...

Nhờ tự rèn luyện tính tự lập từ nhỏ Nguyễn Quốc Dũng đã vượt qua cái thời gian khó bằng sự đam mê chữ nghĩa và nghề nghiệp. Anh kể: Thời gian học đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh như chúng bạn, mình không thể đạp xích lô, bán báo dạo... vì không quen đường. Lê la trong ký túc xá, thư viện tìm đọc mấy tờ báo, ghi lại địa chỉ rồi về viết và gửi tòa soạn. Ban đầu thì viết các bài liên quan đến chuyến ngành mình học. Sau đó mở rộng ra các vấn đề văn hóa, xã hội, bình luận những vấn đề xã hội quan tâm. Nhờ kiên trì theo đuổi mà mình thường xuyên có tin bài, đăng trên nhiều báo. Mỗi khi về nhà ba má hay hỏi sao con đi học mà không xin tiền nhà? Tui đưa mấy tờ báo ra nói: “Nhờ cái này nuôi con”. Ba má tui không hiểu, lo lắng. Tui phải giở từng tờ báo có đăng tin, bài, tên tác giả... ba má tui mới yên bụng.

Nhờ thói quen đọc báo, viết báo, cộng tác nhiều tờ báo, nên khi ra trường được nhận nhiệm sở tận tỉnh Long An, sau đó chuyển về Bình Phước, Bình Dương... mình sống ổn định, có nhiều người quen, bạn bè do làm cộng tác viên của nhiều tờ báo.

Ông Dũng kể: Bên cạnh niềm vui cũng nhiều lúc mình bị “hàm oan”. Đó là thời kỳ làm việc ở Bình Phước, có chuyện “xì căn đan” và mình bị nghi là “người đưa tin”. Người ta cô lập, nghi vấn và làm đủ thứ chuyện với mình. Ông Dũng chia sẻ kinh nghiệm. Ông bà mình nói “Té ở đâu thì đứng lên ở đó”. Anh em báo chí biết mình bị nghi oan nên cứ về tỉnh công tác là ghé cơ quan thăm hỏi. Chỉ việc ghé thăm thôi mà lần lần mọi việc trở lại bình thường.

Ở vị trí Trưởng Phòng Xây dựng Chính quyền Cơ sở - Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương dù đã nghỉ hưu, nhưng ông Dũng vẫn thường được các địa phương, ban ngành mời đến giảng, tư vấn, chia sẽ kinh nghiệm. Thời gian nhàn rỗi ông Dũng vẫn duy trì thói quen ghi lại những kỷ niệm, cảm xúc bằng những bài. Lời thơ của ông cũng giản dị nhưng sâu lắng, ý nghĩa như chính con người Hoài Nhân – Nguyễn Quốc Dũng.

Bạn đang đọc bài viết Nguyễn Quốc Dũng, người nặng tình với chữ nghĩa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bài thơ: Cảm ơn...
Cảm ơn mày bản thân yêu thương ạ ///Bao tháng năm đã cố gắng rất nhiều //Luôn gồng mình hoàn thiện biết bao điều///Dẫu đôi lúc muốn buông xuôi bỏ mặc

Tin mới