Thứ sáu, 29/03/2024 05:20 (GMT+7)

Nhà máy nhiệt điện than: Cần làm gì để sử dụng hiệu quả tro bay?

MTĐT -  Thứ năm, 24/03/2022 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Nhật Bản, các nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam không có đủ năng lực phù hợp để lưu trữ tro bay, đặc biệt là các nhà máy quy mô nhỏ và nhà máy có thời gian vận hành cao.

Nhà máy nhiệt điện than: Cần làm gì để sử dụng hiệu quả tro bay?
Nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân. Nguồn: thanhtra.com.vn

Đây là một trong những kết luận rút ra từ công bố “Review on current situation of generation and management of coal ash in Việt Nam” (Đánh giá tình trạng hiện nay của việc phát sinh và quản lý tro bay ở Việt Nam), do PGS.TS Nguyễn Hoàng Giang và cộng sự trường ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Saitama (Nhật Bản) xuất bản trên tạp chí International Journal of GEOMATE. Nghiên cứu do tổ chức JST–JICA (Nhật Bản) tài trợ thông qua Chương trình Hợp tác nghiên cứu KH&CN cho phát triển bền vững (SATREPS).

Hiện tại, nhiệt điện than là nguồn cung năng lượng chủ yếu ở Việt Nam. Theo số liệu đến năm 2020 thì điện từ các nhà máy này chiếm 49.3% tổng sản lượng điện năng toàn quốc. Dự báo trong Quy hoạch Điện VII có điều chỉnh, đến năm 2030, việc vận hành 52 nhà máy nhiệt điện than sẽ cần khoảng 129 triệu tấn than để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Trong quá trình đốt cháy nhiên liệu than, ngoài nhiệt lượng, còn có những phế thải thoát ra từ buồng đốt như tro bay, xỉ, khí thải lưu huỳnh… Nhìn chung, lượng tro bay chiếm khoảng 80 đến 90%, xỉ khoảng 10 đến 20% lượng phế thải. Do đó dự kiến đến năm 2030, tổng số than bay từ quá trình vận hành sẽ vào khoảng 422 triệu tấn.

Sau nhiều năm chỉ có cách lưu trữ để không phát tán vào môi trường thì tro bay bắt đầu được sử dụng như nguyên liệu đầu vào cho vật liệu xây dựng. Để thúc đẩy quá trình này, đã có một số quy định về sử dụng tro bay: 1. Bộ Xây dựng thiết lập, trong đó có 19 tiêu chuẩn, 1 quy định, 7 tài liệu, 3 định mức kinh tế kỹ thuật…, cho xử lý và sử dụng tro bay làm nguyên liệu và xây dựng Thông tư hướng dẫn thực hiện QĐ 452/2017/QĐ-TTg về Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng; 2. TCVN 12249 về sử dụng tro xỉ than của các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu hoàn thổ; 3. Bộ Công thương cùng Bộ Xây dựng ban hành Đề án mẫu xử lý và tiêu thụ tro bay, xỉ, khí thải khử lưu huỳnh…, ưu tiên sử dụng vật liệu chứa tro bay, xỉ… làm vật liệu hoàn thổ trong các dự án giao thông do nhà nước đầu tư...

Tuy nhiên, việc tận dụng hiệu quả tro bay theo cách này có một số rào cản nhất định, trong đó có hai vấn đề chính:

Thứ nhất, với lượng tro bay được tạo ra quá lớn, nhiều nhà máy đang phải đối mặt với việc thiếu diện tích để lưu trữ, ví dụ khu vực lưu giữ gần đạt ngưỡng 100% ở nhà máy Mông Dương 1, 80% tại nhà máy Duyên Hải 1, 70% tại Vĩnh Tân 2 và 4 (năm 2019). Riêng ở Quảng Ninh, nơi có bảy nhà máy với công suất 5.850 MW điện, hai nhà máy Cẩm Phả 1 và 2 (600 MW) đã khoanh vùng 34 ha để chôn than bay. Cũng phải nói thêm, ở một vài địa phương, nơi tập kết than bay còn được tận dụng chôn lấp chất thải của nhiều nhà máy công nghiệp khác.

Thứ hai, các nhà máy Việt Nam chủ yếu sử dụng hai công nghệ đốt than phun (PC) và lò hơi sôi tuần hoàn (CFB), trong đó công nghệ thứ nhất rất thuận tiện cho quá trình xử lý tro bay do nó được tách riêng rẽ với chất thải khác còn công nghệ thứ hai (phù hợp với than chất lượng thấp và giàu sulfur) lại tạo ra hỗn hợp tro bay với can xi, thạch cao nên khó tái sử dụng làm nguyên liệu vật liệu xây dựng.

Do đó, nhiều tài liệu cho rằng hằng năm chỉ có 31% (xấp xỉ 5 triệu tấn) tro bay được tái sử dụng. Tuy nhiên theo tài liệu của Bộ Xây dựng năm 2020 thì con số này là 34,5 triệu tấn, chủ yếu cho sản xuất xi măng (70%), gạch (12%), vật liệu hoàn thổ 9%...

Các nhà khoa học cho rằng còn quá ít tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc tái chế, sử dụng tro bay. Do đó cần có những khung chính sách khuyến khích quá trình này thông qua việc tăng cường khung hợp tác giữa doanh nghiệp – chính quyền và trường viện để xây dựng quy định phù hợp cũng như thực hiện thêm nhiều giải pháp KH&CN cho việc xử lý và lưu trữ tro bay.

Bạn đang đọc bài viết Nhà máy nhiệt điện than: Cần làm gì để sử dụng hiệu quả tro bay?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo Tia Sáng

Cùng chuyên mục

Bản đồ công nghệ cho chính phủ số
Bản đồ do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng nhằm đánh giá các công nghệ có tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của chính phủ.
Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Những năm qua, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định, song chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chất thải từ chuồng trại của nhiều nông hộ, gia trại, trang trại gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.