Thứ sáu, 26/04/2024 00:29 (GMT+7)

Nhật Bản đau đầu với vấn nạn rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ hai, 25/03/2019 11:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Giữa lo ngại toàn cầu về chất thải nhựa dùng một lần, các nhà chức trách Nhật Bản đang cân nhắc ban hành luật mới buộc doanh nghiệp tính phí túi nhựa, theo AFP.

Luật mới được đề xuất trước thềm hội nghị G20 tổ chức tại Osaka vào tháng 6. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe muốn nhân hội nghị này để thúc đẩy ký kết thỏa thuận giảm chất thải nhựa ra biển.

"Chúng tôi tin rằng có thể giảm lượng chất thải và đang cân nhắc biện pháp để thực hiện điều đó", Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Kentaro Doi cho hay.

Mới đây, Nhật Bản đã cam kết sẽ cắt giảm 25% rác thải nhựa trong thập kỷ tới, đồng thời thúc đẩy sử dụng các loại nhựa sinh học làm từ cây cối để bảo vệ môi trường.

Nhật Bản là quốc gia xả ra môi trường lượng rác thải nhựa lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Tuy nhiên, nước này lại đi chậm hơn các nước khác trong nỗ lực chống tình trạng ô nhiễm đại dương, do việc sử dụng tràn lan đồ nhựa như các hộp đựng và túi nilông.

Hồi tháng 6/2018, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về giảm thiểu việc xả thải các hạt nhựa siêu nhỏ từ các nhà máy ra biển. Văn bản này hối thúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm, ngừng sử dụng các hạt nhựa siêu nhỏ trong quá trình sản xuất, đồng thời kêu gọi giảm thải các mảnh nhựa có kích thước tới 5mm ra môi trường. Đây là dự luật môi trường đầu tiên tại Nhật Bản về các biện pháp giảm thiểu xả thải các hạt nhựa siêu nhỏ ra môi trường.

Chính phủ Nhật Bản nỗ lực giảm rác thải nhựa. Ảnh: Internet.

Tuy nhiên, văn kiện này không đưa ra các chế tài xử phạt đối với những tổ chức và cá nhân thiếu ý thức và không tuân thủ các yêu cầu trên.

Cũng trong một nỗ lực nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm đại dương, ngày 15/6, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật về giảm thiểu việc xả thải các hạt nhựa siêu nhỏ từ các nhà máy ra biển.

Dự luật trên đã nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các thượng nghị sĩ Nhật Bản. Văn bản này hối thúc các doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng sản xuất hóa mỹ phẩm, ngừng sử dụng các hạt nhựa siêu nhỏ trong quá trình sản xuất, đồng thời kêu gọi giảm thải các mảnh nhựa có kích thước lên tới 5mm ra môi trường.

Ngoài ra, dự luật này cũng khuyến khích chính quyền địa phương nâng cao ý thức người dân trong việc tái chế nhựa và giảm thiểu rác thải nhựa. Đây là dự luật môi trường đầu tiên tại Nhật Bản về các biện pháp giảm thiểu xả thải các hạt nhựa siêu nhỏ ra môi trường. Tuy nhiên, văn kiện này không đưa ra các chế tài xử phạt đối với những tổ chức và cá nhân thiếu ý thức và không tuân thủ các yêu cầu trên.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Nhật Bản đau đầu với vấn nạn rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.