Thứ bảy, 20/04/2024 13:59 (GMT+7)

Nhiều Khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung

Diệp Anh -  Thứ năm, 06/02/2020 16:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không giống như nước thải sinh hoạt từ công ty, bệnh viện, trường học, mức độ ô nhiễm của nước thải nhà máy, khu công nghiệp không giống nhau ở các khu CN sản xuất những sản phẩm khác nhau.

Sự phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp thuộc các vùng trọng điểm trong nước là một bước tiến đáng mừng, khẳng định tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Các khu công nghiệp tạo nên một sản phẩm công nghiệp lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho hàng triệu lao động ở nông thôn. Tuy nhiên mặt trái của nó là nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên nếu như
không có một hệ thống xử lý nước thải hoàn thiện.

Không giống như nước thải sinh hoạt từ công ty, cơ quan hay bệnh viện, trường học, mức độ ô nhiễm của nước thải nhà máy, khu công nghiệp không giống nhau ở các khu công nghiệp sản xuất những sản phẩm khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm mà người ta phân loại các chất thải thành các nhóm riêng biệt để dễ áp dụng một phương pháp xử lý nước thải khu công nghiệp phù hợp.

Để đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường và phát huy hiệu quả trong công việc xử lý nước thải từ các khu khác nhau trong một tổng thể khu công nghiệp, cần phải lắp đặt hệ thống xử lý sơ bộ trước khi thải ra nguồn nước chung và qua xử lý tổng hợp.

Như chúng ta đã biết, đại đa số các khu công nghiệp được xây dựng trên các tuyến sông lớn và nơi đây cũng chính là đầu ra của các chất thải công nghiệp.

Tình trạng nước sông, kênh rạch, ao hồ ô nhiễm ở mức báo động của khu vực sông đã đến mức báo động vì thế mà cần có lên kế hoạch xây dựng các khu xử lý nước thải tập trung. Nguồn nước thải từ các khu công nghiệp được xử lý sơ bộ và thải ra trạm xử lý tập trung.

Tại đây nước thải ô nhiễm sẽ được xử lý rắn, xử lý sinh học, xử lý hóa học trước khi thải ra bên ngoài. Tạm xử lý nước thải vừa phát huy hiệu quả làm sạch nguồn nước vừa tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp và hơn hết là một biện pháp bảo vệ môi trường nước..

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT), mặc dù hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, cụ thể là xử lý nước thải, tại các khu công nghiệp đã cơ bản đầy đủ; công tác phát triển hạ tầng hệ thống xử lý nước thải, chất thải của các khu, cụm công nghiệp, có kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường cơ
bản đạt yêu cầu. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp mới chỉ đạt 48%

Số liệu thống kê của mới nhất của Bộ TNMT, hiện nay cả nước có 274 KCN đang hoạt động, trong đó có 242 KCN đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đạt tỷ lệ 88,3%.

Tổng công suất của các nhà máy xử lý nước thải đang hoạt động đạt hơn 951.330 m3/ngày - đêm, với công suất trung bình mỗi nhà máy đang hoạt động đạt 4.000 m3/ngày - đêm, trong đó, công suất nhỏ nhất là 200 m3/ngày - đêm (tại KCN Cơ khí ô tô - Thành phố Hồ Chí Minh) và lớn nhất là 50.000 m3/ngày đêm (tại KCN Yên Bình, tỉnh Thái Nguyên).

Bộ TN-MT sẽ rà soát lại các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, xác định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và quản trị môi trường của chủ đầu tư, doanh nghiệp.

Cũng theo số liệu của Bộ TN-MT, tổng lượng nước thải thực tế của các KCN trên cả nước là 635.000 m3/ngày - đêm còn lượng nước thải được thu gom, xử lý tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi xả ra môi trường là 450.000 m3/ngày đêm, chiếm 71% lượng nước thải phát sinh. Còn lượng nước thải do các cơ sở tách đấu nối, tự xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi xả ra môi trường hoặc chuyển giao
cho đơn vị có chức năng xử lý là 185.000 m3/ngày - đêm, chiếm 29%.

Trong tổng số 274 KCN đang hoạt động thì các KCN tại khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ phát sinh nước thải cao nhất nước (chiếm 50%), song do thực hiện nghiêm các quy định về đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nên tỷ lệ nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung trong các KCN ở khu vực này đạt cao nhất cả nước (chiếm khoảng 90%).

Trên cơ sở tính toán số liệu tổng lượng nước thải phát sinh hàng ngày và công suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung thì hiệu suất sử dụng của các hệ thống xử lý nước thải tập trung trên toàn quốc là 48%.

Về công tác kết nối trực tuyến với cơ quan quản lý môi trường của các hệ thống xử lý nước thải tập trung, Bộ TN-MT cho biết, trong số 242 KCN đã hoàn thành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, có 191 KCN đã lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải tự động, liên tục, chiếm 78,9%, 51 KCN còn lại đang trong lộ trình lắp đặt thiết bị quan trắc
nước thải tự động, chiếm 11,1%.

Các địa phương, như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bắc Ninh là những địa phương đi đầu với 100% KCN có lắp đặt thiết bị quan trắc tự động và truyền dữ liệu về Sở TN-MT kiểm soát. Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai đã chủ động lắp đặt thiết bị quan trắc tự động đồng bộ do Sở TN-MT quản lý tại các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao trong đó có KCN để kiểm soát.

Dù về cơ bản các KCN trong cả nước đã đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung, song theo đánh giá của Bộ TN-MT, việc thực hiện quy hoạch xây dựng của các KCN, đặc biệt là xây dựng hạ tầng KCN chưa được các địa phương nghiêm túc thực hiện.

Hiện vẫn còn tồn tại 32 KCN dù đã đưa vào hoạt động nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hơn nữa, số lượng các KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, đã đi vào hoạt động nhưng chưa hoàn thiện thủ tục xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường còn cao.

Vần còn tình trạng một số địa phương chỉ tập trung thu hút đầu tư, song thiếu đôn đốc, kiểm tra, tăng cường chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào vận hành kịp thời hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN. Chưa giám sát chặt chẽ việc xả nước thải của các KCN gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt phía ngoài hàng rào KCN.

Nhiều địa phương phát triển “nóng” các KCN mà chưa tính đến nhu cầu thị trường dẫn đến hậu quả là các KCN chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và chưa làm thủ tục xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường chủ yếu vì thu hút được rất ít các dự án đầu tư hoạt động trong KCN.

Khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới, Bộ TN-MT sẽ rà soát lại các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó tập trung vào các chính sách lớn, như: phân luồng, phân nhóm các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất theo mức độ tác động đến môi trường để có biện pháp quản lý môi trường phù hợp.

Bộ cũng sẽ thực hiện phân vùng môi trường và có cơ chế sàng lọc các dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí môi trường, xây dựng cơ chế quản lý môi trường theo các giai đoạn của vòng đời dự án. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm quản lý về môi trường của nhà nước và quản trị môi trường của chủ đầu tư, doanh nghiệp.

Bộ TN-MT cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường theo hướng hội nhập và đảm bảo chất lượng môi trường ngày càng cao, xây dựng các quy định về quản lý chất thải rắn, nước thải theo hướng phù hợp với tình hình phát sinh và bối cảnh kinh tế - xã hội và thực hiện điều chỉnh đối tượng ưu đãi, hỗ trợ phù hợp hơn theo hướng bổ sung thêm đối tượng được hưởng các ưu đãi khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp không tập trung tại các Khu công nghiệp.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều Khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...
Đà Nẵng: Xuất hiện mùi hôi thối trong khu công nghiệp Hoà Khánh
BQL Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp TP Đà Nẵng đã đề nghị Công ty TNHH Bamboo Việt - Đà Nẵng làm việc với người dân tại khu dân cư Hoà Hiệp 4, phường Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu về việc xả khí thải gây ô nhiễm môi trường.

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ