Thứ bảy, 20/04/2024 04:40 (GMT+7)

Nhiều thách thức trong quản lý tài nguyên nước

PGS.TS Nguyễn Đức Khiển -  Thứ tư, 17/08/2022 14:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021, nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài.

Hiện nay cũng như nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước. Nguồn nước, ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng; mặt khác, tình trạng lũ lụt, nước biển dâng, triều cường, sạt lở bờ biển ngày càng trầm trọng...; phát triển kinh tế, xã hội, tăng dân số, làm phát sinh những mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt do tác động của biến đổi khí hậu và gia tăng khai thác, sử dụng nước ở quốc gia ở thượng nguồn.

Mặc dù khung pháp về quản lý tài nguyên nước ở nước ta đã tương đối toàn diện, tuy nhiên vẫn còn một số thách thức về chính sách trong công tác này.

Theo Bộ TN&MT, hiện nay đã có 45 văn bản pháp luật được ban hành về quản lý tài nguyên nước, trong đó có 11 Nghị định của Chính phủ, 34 Thông tư của Bộ trưởng. Riêng nhiệm kỳ 2016 - 2020, đã ban hành được 04 Nghị định, 19 Thông tư và Quyết định). Song hiện vẫn chưa tách bạch về trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, quản lý, vận hành công trình khai thác, sử dụng nước, trách nhiệm bảo vệ phát triển tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra...

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư cho lĩnh vực, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, thủy lợi, thủy điện, bảo vệ và phát triển rừng, cung cấp nước cho công nghiệp, nước sạch cho sinh hoạt đã  từng bước quan tâm, chú trọng, đã đầu tư trên 900 công trình thủy lợi, quy mô tưới trên 200 ha/công trình, về cơ bản cấp được nước sạch cho các đô thị và 88,5% số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, công tác đầu tư, bố trí nguồn lực còn thiếu cân đối; bố trí vốn không đủ, thiếu đồng bộ còn chưa hiệu quả nhiều công trình dở dang. Kinh phí bố trí cho điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyên đối số... còn thiếu và chưa đồng bộ.

Một số thách thức về chính sách trong công tác quản lý tài nguyên nước có thể kể đến như: Chưa ban hành được quy hoạch tài nguyên nước quốc gia; Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; chưa xây dựng được quy hoạch tổng hợp của hầu hết các lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh phải xây dựng quy hoạch.

Chưa thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; công tác điền tra cơ bản, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng yêu cầu cho công tác quản lý tài nguyên nước. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa đồng bộ.

Công tác xây dựng thể chế mặc dù cơ bản hoàn thiện, từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý. Tuy nhiên, một số chính sách liên quan đến đảm bảo an ninh nguồn nước, đảm bảo nguồn nước ăn uống và sinh hoạt; liên quan đến bảo đảm cảnh quan và lưu thông dòng chảy của dòng sông, ao hồ còn thiếu và chưa cụ thể...

Việc tăng cường năng lực tổ chức thực thi pháp luật tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp tỉnh; Việc khai thác, sử dụng nước nhiều vùng, địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch hợp lý… Tài nguyên nước chưa được quan tâm đúng mức trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của các ngành; chậm thành lập và triển khai hoạt động các tổ chức lưu vực sông này khó khăn trong việc triển khai các hoạt động điều phối, giám sát, quản lý tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông.

Mạng lưới trạm quan trắc, giám sát tài nguyên nước còn thiếu và chưa đồng bộ chưa đáp ứng yêu cầu đánh giá số lượng, chất lượng và dự báo diễn biến tài nguyên nước; Chưa điều tra, đánh giá sức chịu tải và phân vùng chất lượng nước và Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt trên các lưu vực sông.

Nhận thức của doanh nghiệp, người dân về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước vẫn còn hạn chế. Nhân lực, nguồn lực trong lĩnh vực tài nguyên nước ở các địa phương còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực của xã hội tham gia bảo vệ và phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.

Các vấn đề mang tính liên ngành, liên tỉnh, địa phương như: quy hoạch, phát triển, khôi phục rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn sinh thủy; bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện các dự án thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản... chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan quản lý tài nguyên nước với các cơ quan, bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh nhất là còn sự giao thoa, chưa làm rõ được đối tượng quản lý về nguồn nước và công trình thủy lợi giữa lĩnh vực tài nguyên nước và thủy lợi.

Công tác kiểm tra việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước chưa được thường xuyên. Chưa có tổ chức thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước, lực lượng cán bộ đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ, chuyên môn còn hạn chế nên công tác thanh tra, kiểm tra chưa được sâu sát và hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Trên cơ sở hiện trạng tài nguyên nước quốc gia, những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý, khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước trong giai đoạn 2016-2021, Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021 Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố nhận diện các thách thức trong quản lý tài nguyên nước cần phải tập trung giải quyết trong thời gian tới.    

tm-img-alt

Đối mặt nguy cơ suy giảm, ô nhiễm nguồn nước

Theo Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021, nguồn nước của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nước ngoài. Trong các năm gần đây, các quốc gia ở thượng nguồn đã và đang đẩy mạnh việc xây dựng công trình thủy điện trên lưu vực sông (LVS) Mê Công và sông Hồng (trên 20 hồ thủy điện lớn) đã và đang là nguy cơ trực tiếp làm suy giảm nguồn nước chảy vào Việt Nam, đe dọa an ninh nguồn nước của nước ta.

Song song đó, việc gia tăng khai thác sử dụng nước của các quốc gia thượng nguồn còn có nguy cơ gây ô nhiễm, thiếu hụt phù sa ở hạ lưu tác động đến hệ sinh thái, suy thoái nguồn nước của nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được cơ chế, chính sách, biện pháp hiệu quả để hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia có chung nguồn nước.

Về nội tại, nguồn nước phân bố không đều theo không gian và thời gian. Toàn bộ phần lãnh thổ từ các tỉnh biên giới phía Bắc đến TP. Hồ Chí Minh, nơi có 80% dân số và trên 90% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ nhưng chỉ có gần 40% lượng nước của cả nước; 60% lượng nước còn lại là ở vùng ĐBSCL, nơi chỉ có 20% dân số và khoảng 10% hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Lượng nước trong 3-5 tháng mùa lũ chiếm tới 70-80%, trong khi đó 7-9 tháng mùa kiệt chỉ xấp xỉ 20-30% lượng nước cả năm. Phân bố lượng nước giữa các năm cũng biến đổi rất lớn, trung bình cứ 100 năm thì có 5 năm lượng nước chỉ bằng khoảng 70-75% lượng nước trung bình nêu trên.

Cùng với đó, hiệu quả khai thác sử dụng nước trong các ngành còn thấp. Hiện nay, mỗi năm cả nước sử dụng khoảng 81 tỷ m3 nước, trong đó, nước mặt khoảng 77,2 tỷ m3 (chiếm 95,3% tổng lượng nước khai thác sử dụng trên cả nước cấp cho các ngành dùng nước) và nước dưới đất chỉ khoảng 3,83 tỷ m3 /năm (chiếm 4,7% tổng lượng nước khai thác).

Trong khi đó, áp lực phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu nước gia tăng, mâu thuẫn khai thác, sử dụng nước của các ngành, địa phương còn phổ biến.  Trong vòng 25 năm tới, nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của dân cư ở các khu đô thị dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với khả năng đáp ứng của hệ thống hiện tại.  Cùng với sự phát triển kinh tế vượt bậc, quá trình đô thị hóa nhanh, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp gia tăng kéo theo các hoạt động xả nước thải nhất là nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn xả vào nguồn nước, đã và đang tác động và gây sức ép ngày càng lớn, nghiêm trọng đến cả số lượng và chất lượng nguồn nước các sông, suối.

Song song đó, khả năng tiếp cận nước sạch, an toàn với chi phí hợp lý cho sản xuất, sinh hoạt còn chưa cao; rừng đầu nguồn bị suy giảm, tình trạng phá rừng ở Việt Nam đã ở mức báo động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sinh thủy trên các lưu vực sông.

Đặc biệt, biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước, rõ rệt nhất ở hai khu vực sản xuất lúa gạo và sản phẩm thủy sản chủ yếu của cả nước là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, dự báo đến 2030 nguy cơ nhiễm mặn có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp.

Cần tăng cường quản trị và nguồn lực

Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016-2021 cũng chỉ ra những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước còn khó khăn do thiếu thông tin, số liệu, cơ sở dữ liệu. Mặc dù tại các Bộ, ngành, địa phương có các hoạt động điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên nước phục vụ công tác quản lý theo thẩm quyền được phân công. Tuy nhiên, mức độ điều tra, đánh giá, tổng hợp thông tin, số liệu còn hạn chế, thiếu đồng bộ và đang phân tán ở các Bộ, ngành, địa phương, chưa được rà soát, hệ thống gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Ngoài ra, dù hiện nay khung pháp lý về quản trị tài nguyên nước đã tương đối toàn diện, tuy nhiên còn chưa tách bạch về trách nhiệm giữa các Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Về nguồn lực, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, việc đầu tư cho lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước, thủy lợi, thủy điện, bảo vệ và phát triển rừng, cung cấp nước cho công nghiệp, nước sạch cho sinh hoạt đã được từng bước quan tâm, chú trọng, đã đầu tư trên 900 công trình thủy lợi quy mô tưới trên 200 ha/công trình, về cơ bản cấp đủ nước sạch cho các đô thị và 88,5% số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Tuy nhiên, công tác đầu tư, bố trí nguồn lực còn thiếu cân đối; bố trí vốn không đủ, thiếu đồng bộ, còn chưa hiệu quả nhiều công trình dở dang. Kinh phí bố trí cho điều tra cơ bản tài nguyên nước, quy hoạch, xây dựng cơ sở dữ liệu, chuyển đổi số… còn thiếu và chưa đồng bộ để giải quyết đứt điểm những vấn đề đặt ra.

 Để giải quyết các tồn tại, thách thức về tài nguyên nước nêu trên, trong thời gian tới cần có những giải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều thách thức trong quản lý tài nguyên nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...