Thứ bảy, 20/04/2024 20:40 (GMT+7)

Nhiều ý kiến trái chiều quanh phương án chỉnh trang Hồ Gươm

MTĐT -  Thứ hai, 06/01/2020 11:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong khi nhiều người dân ủng hộ phương án này bởi nó sẽ giúp không gian quanh hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn thì một số chuyên gia lại lên tiếng phản đối.

UBND Hà Nội tổ chức trưng bày và lấy ý kiến người dân về dự án cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Gươm hôm 2/1. Theo đó, điểm mới trong lần trưng bày lần này là phương án kè bờ hồ bằng các khối bê tông hộp rỗng, đúc sẵn bằng cốt sợi. Mỗi khối hộp cao 2,5m, rộng đáy 1,6m, mái vát. Phương pháp thi công dùng ép thẳng xuống đáy hồ, bên trên làm giằng, khóa lại. Bờ kè bê tông sẽ được phủ màu rêu phong hóa, để hở các ô trồng cây thủy sinh.

Trao đổi về vấn đề này với HNMO, ông Vũ Hải Bằng (Người sống tại Hà Nội hơn 60 năm) cho biết: “Tôi ủng hộ dự án này, bởi nó sẽ giúp không gian quanh hồ Hoàn Kiếm đẹp hơn. Tôi thấy việc kè hồ bằng những khối bê tông là phương án khả thi, bởi nó có độ bền cao. Tuy nhiên, khu vực hồ Hoàn Kiếm có nhiều di tích lịch sử, các đơn vị thi công dự án cần có biện pháp giảm tác động đến cảnh quan, môi trường trong quá trình thi công”.

Hồ Hoàn Kiếm vì hiện tại hồ đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Đồng quan điểm ủng hộ dự án, theo ông Trần Trung Sinh, kỹ sư xây dựng, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm, giải pháp cải tạo, chỉnh trang này nhằm bảo đảm độ bền vững lâu dài và hài hòa với cảnh quan cổ kính xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Quá trình thi công sẽ được đơn vị thực hiện vào ban đêm, không phải làm tường vây, đào móng nên không ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường xung quanh.

Cũng trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, KTS Phạm Thanh Tùng, Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam, nói ông hoàn toàn ủng hộ phương án cải tạo, chỉnh trang này của quận Hoàn Kiếm. Theo ông đây là phương án "vừa sạch, vừa hiệu quả và đã được kiểm chứng".

"Trên thế giới đã có nhiều nơi áp dụng phương pháp này, không cần phải kè cứng, vẫn có khoảng trống để cỏ cây mọc được. Các tấm bê tông này được làm bằng các vật liệu đặc biệt, thích hợp cho hồ Hoàn Kiếm vì vẫn giúp hệ thống thủy sinh và cây cỏ sống được", ông Tùng thông tin.

Nhìn qua thì thấy khối bê tông lớn và nặng nề, nhưng ông Tùng cho rằng các khối này sẽ được đóng xuống rất sâu, phần hở ra chỉ đủ để đảm bảo an toàn cho người dân, trông không bị thô cứng. Bản chất loại bê tông này có kết cấu nhẹ.

Bên cạnh đó, ông lưu ý không nên ghép các khối bê tông này thành những bức tường dài, bao chặt quanh hồ, trông sẽ "bí bách". KTS đề xuất nên để các khoảng trống nhỏ để cây xanh có thể mọc được.

"Các khoảng trống này sẽ giúp cỏ cây thêm diện tích để sinh trưởng, tăng màu xanh, bớt đi màu ghi xám của bê tông", ông nói và nhấn mạnh thành phố cần triển khai nhanh việc cải tạo này, bởi đây là khu vực tập trung đông du khách, người qua lại.

"Hà Nội đang cố gắng chỉnh trang phố đi bộ, hồ Gươm cho thật đẹp, chúng ta nên hết sức ủng hộ. Nhưng làm gì cũng cần nghĩ đến cảnh quan, phải làm sao cho hồ thân thiện. Giờ đây công nghệ rất hiện đại, kè bê tông nhưng vẫn có cây xanh, vừa sạch sẽ vừa hiệu quả", ông Tùng nói.

Trong khi đó, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, nguyên Tổng thư ký Hội đồng Giáo sư Nhà nước, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành Xây dựng - Kiến trúc, việc xây kè bằng các khối bê tông sẽ tạo sự lạ lẫm, mất đi nét cổ kính vốn có của hồ.

"Tôi không tán thành cách làm này. Hồ Hoàn Kiếm lâu nay vẫn rất tự nhiên, có sự liên hệ chặt chẽ giữa cảnh quan trong lòng hồ, bờ hồ, rồi vỉa hè xung quanh, tạo thành một không gian chung. Kè bằng bê tông như thế sẽ mất đi sự kết nối, trông rất cứng nhắc", ông bày tỏ lo ngại.

Theo ông, việc cải tạo, chỉnh trang bờ hồ là cần thiết, nhưng chỉ nên cải tạo những khu vực bị sụt lún, xuống cấp. Còn những khu vực còn lại cần giữ nguyên hiện trạng, hoặc tu sửa nhưng cố gắng không làm thay đổi nhiều.

Hơn nữa, sự hòa hợp trong không gian là rất quan trọng, không có sự ngăn cách giữa không gian cũ và mới. Thêm kè bê tông sẽ khiến không gian hồ chật hẹp, bí bách mà lại tốn kém.

"Bờ hồ Hoàn Kiếm mỗi ngày có hàng chục nghìn người qua lại, xuống cấp là chuyện không tránh khỏi. Nhưng không phải vì thế mà đập đi cho kè lại hết bằng bê tông. Hiện trạng rất tự nhiên, rất nguyên bản, rất đẹp rồi", GS. Đăng nêu quan điểm.

Trước đó, cũng trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, GS. Hà Đình Đức- một người đã có nhiều năm gắn bó và nghiên cứu về Hồ Gươm.

Ông Đức chia sẻ: “Theo tôi, việc kè lại lại bờ hồ là việc làm cần thiết nhưng cần phải biết lựa chọn kỹ lưỡng, nếu muốn kè thì cũng có thể kè được, nhưng việc làm đó sẽ phá Hồ Gươm, biến Hồ Gươm thơ mộng thành cái hồ chứa nước khổng lồ. Còn bây giờ cho mấy tấm bê tông vào sẽ rất thô cứng, không còn nét duyên dáng, nét đẹp của Thủ đô”.

Ông cũng cho biết thêm, "Trước đó Hồ Gươm có tiến hành cải tạo, nạo vét hồ nhưng đã làm xáo trộn môi trường, ảnh hưởng rất nhiều tới các sinh vật sinh sống dưới nước, nếu như bây giờ mà đặt những khối bê tông thì không biết hệ sinh thái dưới đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào nữa. Chúng ta có thể hình dung Hồ Gươm sẽ như chiếc vòng kim cô, dần dần sẽ phá vỡ cảnh quan và biến cái hồ thành bể chứa nước”.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Nhiều ý kiến trái chiều quanh phương án chỉnh trang Hồ Gươm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất