Thứ sáu, 29/03/2024 15:37 (GMT+7)

Những điều cần chú ý khi điều trị COVID-19 tại nhà

MTĐT -  Thứ ba, 08/02/2022 10:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đợt thứ năm của dịch COVID-19 ở Ba Lan vẫn đang trên đà phát triển. Số lượng các ca nhiễm đang tăng lên nhanh chóng. Trong tình huống này, điều quan trọng nhất là làm ngay xét nhiệm tại nhà nếu có thể.

Đợt thứ năm của dịch COVID-19 ở Ba Lan vẫn đang trên đà phát triển. Số lượng các ca nhiễm đang tăng lên nhanh chóng, bao gồm cả nhiễm trùng do Omikron (hiện tại nó chiếm 42% tổng số các ca nhiễm). Các hiện tượng chảy nước mũi, nhức đầu, đau họng và mệt mỏi là những triệu chứng chính của những bệnh nhân bị nhiễm Delta và Omikron. Trong tình huống này, điều quan trọng nhất là làm ngay xét nhiệm tại nhà nếu có thể.

Các loại xét nghiệm tại nhà để phát hiện coronavirus

Hiện nay có hai loại xét nghiệm coronavirus tại nhà được bày bán. Đó là xét nghiệm kháng thể coronavirus (vật liệu xét nghiệm là máu lấy từ ngón tay) và xét nghiệm kháng nguyên (vật liệu xét nghiệm là dịch mũi họng, nước mũi hoặc nước bọt). Phương pháp thứ hai nhằm mục đích chẩn đoán sớm nhiễm trùng, vì vậy ta nên xem xét để làm khi chúng ta bắt đầu nghi ngờ nhiễm coronavirus, đặc biệt là đối với trẻ em đi học ở trường, nơi mới phát hiện ra các ca nhiễm..

Trong trường hợp xét nghiệm kháng thể, kết quả dương tính có thể cho thấy chúng ta đang bị nhiễm hoặc đã bị nhiễm coronavirus. Đối với xét nghiệm kháng nguyên - kết quả dương tính có thể có nghĩa là chúng ta hiện đang bị nhiễm trùng (ngay cả khi nó không có triệu chứng). Cần nhớ rằng xét nghiệm kháng nguyên sẽ cho kết quả dương tính ngay trước khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và cho đến 5-7 ngày sau khi cố triệu chứng (khi đường thở chứa nhiều vi rút nhất).

Cần lưu ý là: Có thể xảy ra trường hợp chúng ta làm xét nghiệm kháng thể tại nhà quá sớm và nhận được kết quả âm tính giả (kháng thể chưa phát triển). Trong khi đó, chúng ta đã ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng và chúng ta có thể lây cho người khác.

Những điều cần chú ý khi điều trị COVID-19 tại nhà

Nếu kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 tại nhà là dương tính, điều đầu tiên chúng ta cần làm là hạn chế tiếp xúc và ở nhà. Điều quan trọng thứ hai là liên hệ với bác sĩ qua điện thoại. Có một số lý do: Trước hết, bác sĩ phải xác nhận kết quả xét nghiệm dương tính (thông tin của chúng ta chưa đủ). Do đó chúng ta sẽ được yêu cầu một xét nghiệm khác: xét nghiệm kháng nguyên chuyên nghiệp hoặc xét nghiệm di truyền PCR (ví dụ: khi bệnh nhân không có triệu chứng hoặc triệu chứng kém). Nếu tình trạng nhiễm coronavirus được xác nhận, trường hợp của chúng ta sẽ được nhập vào hệ thống, do đó thông tin sẽ được Sanepid xác nhận (bộ phận này sẽ yêu cầu lập danh sách những người mà bạn có liên hệ gần đây).

Một điểm quan trọng nữa, sau khi xét nghiệm COVID-19 dương tính tại nhà, bạn nên liên hệ với bác sĩ để xác định nơi và phương pháp điều trị. Trong khi hầu hết các trường hợp COVID-19 đều nhẹ và có thể được điều trị tại nhà, việc điều trị cũng phải dựa trên đơn thuốc của bác sĩ. Hơn nữa, tình trạng của bệnh nhân bị COVID-19 cần được theo dõi liên tục. Trong quá trình điều trị COVID-19, tình trạng xấu đi đột ngột có thể xảy ra, cũng như suy hô hấp tăng dần và có thể phải nhập viện.

Nếu việc điều trị diễn ra tại nhà, bạn có thể sử dụng dịch vụ teleporad (cố vấn từ xa, qua điện thoại), thăm khám cá nhân tại phòng khám hoặc thăm khám tại nhà của bác sĩ gia đình - tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

Điều trị COVID-19 tại nhà. Những loại thuốc nào có thể được sử dụng?

Việc điều trị (dùng thuốc hay không dùng thuốc) nên tuân theo các khuyến nghị của bác sĩ. Hãy nhớ rằng không có "biện pháp khắc phục tại nhà" nào cho COVID-19. Cũng không có bằng chứng nào cho thấy việc bổ sung vitamin C, vitamin D hoặc kẽm là hữu ích hoặc có thể được coi là thuốc bổ sung trong tình huống này.

Trong hầu hết các trường hợp nhiễm coronavirus là nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung nước (nước, súp, nước hoa quả, trà nóng với chanh) và điều trị triệu chứng. Trong trường hợp sốt, đau cơ dữ dội, đau đầu, bác sĩ khuyến cáo dùng thuốc giảm đau và / hoặc thuốc chống viêm (paracetamol, NSAID) như các trường hợp nhiễm virus khác. Khi cơn ho của bạn nghiêm trọng, chẳng hạn, khiến bạn khó nói hoặc khó ngủ, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thuốc ho. Thông thường, các bài tập thể dục thở cũng được khuyến khích.

Những bệnh nhân đang dùng thuốc, bao gồm glucocorticosteroid, thuốc chống viêm không phải steroid, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống kết tập tiểu cầu và thuốc chống đông máu vẫn có thể sử dụng bình thường.

Điều trị COVID-19 tại nhà. Những loại thuốc nào không nên sử dụng?

Không khuyến khích sử dụng kháng sinh thường xuyên - chúng không có tác dụng chống lại SARS-CoV-2. Việc sử dụng chúng không hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Không nên sử dụng glucocorticosteroid (GKS) trong điều trị ngoại trú COVID-19. Chuyên gia tư vấn quốc gia nhắc nhở rằng việc sử dụng aspirin hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu trong liệu pháp điều trị tại nhà không được khuyến khích, cũng như không được sử dụng những thuốc dự phòng chống đông máu.

Chuyên gia tư vấn quốc gia về y học gia đình nhắc nhở bệnh nhân điều trị tại nhà cần được theo dõi sức khỏe liên tục, vì trong thời gian đó tình trạng của có thể xấu đi nhanh chóng. Trong quá trình hội chẩn, bác sĩ sẽ thông báo cho bệnh nhân cách theo dõi sức khỏe (bao gồm đo nhiệt độ, nhịp thở, nhịp tim, độ bão hòa ỗy trong máu). Có thể theo dõi sức khỏe nhờ vào chương trình DOM (Chăm sóc Y tế Tại nhà). Khi bạn bước sang tuổi 55, bạn sẽ đủ điều kiện tham gia chương trình và nhận thiết bị hỗ trợ (thí dụ: Máy đo nồng độ oxy (Pulsoksymetr) miễn phí) về nhà qua đường bưu điện. Nếu bạn dưới 55 tuổi, bạn có thể đặt Pulsoksymetr trực tuyến hoặc liên hệ với bác sĩ gia đình.

Tín hiệu báo động và cách giải quyết

Trong quá trình điều trị COVID-19 tại nhà, có những trường hợp sức khỏe giảm sút đột ngột. Lúc này cần gọi số khẩn cấp 999 hoặc 112, thông báo cho người điều phối rằng chúng ta có nguy cơ cao với coronavirus. Các triệu chứng biểu hiện nguy cơ cao phải tiếp tục chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện là:

-Khó thở khi nghỉ và khó nói, nhịp thở lớn hơn 30 / phút

-Tím tái

-Hạ oxy máu - độ bão hòa oxy máu động mạch đo bằng máy đo oxy xung huyết (pulsoksymetr) 4%. (trường hợp bệnh nhân suy hô hấp mãn tính - ví dụ COPD, xơ phổi - SpO2 88%). Hạ oxy máu là chỉ định nhập viện, bất kể cảm giác khó thở chủ uan.

-Sốt trên 39 độ C, kéo dài hơn 24 giờ, không thể giảm về mặt dược lý và gây suy nhược đáng kể ở trẻ em hoặc bệnh nhân cao tuổi

-Ho gây khó thở hoặc khó nói và không khỏi khi đã dùng thuốc chống ho

-Đau ở ngực

-Hạ huyết áp xuống dưới 90/60 mmHg.

-Thay đổi ý thức và hành vi (bao gồm khó đánh thức bệnh nhân, rối loạn thay đổi hành vi và lời nói, mất ý thức).

(Nguồn:https://www.medonet.pl/koronawirus-pytania-i-odpowiedzi/leczenie-koronawirusa,jak-leczyc-covid-19-w-domu--najwazniejsze-rady-lekarzy--zalecane-i-zakazane-leki,artykul,21739597.html lang="VI">)

Bạn đang đọc bài viết Những điều cần chú ý khi điều trị COVID-19 tại nhà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo queviet.eu

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.