Thứ sáu, 26/04/2024 03:25 (GMT+7)

Những dự án thoát nước nghìn tỷ ở Hà Nội

MTĐT -  Thứ tư, 17/08/2022 15:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Kể từ sau trận lụt lịch sử 2008, Thành phố Hà Nội đã đầu tư nhiều dự án thoát nước, trong đó 3 dự án lớn với tổng mức đầu tư hơn 19.000 tỷ đồng.

Dự án thoát nước 8.000 tỷ đồng

Từ năm 1998, Hà Nội đã triển khai Dự án thoát nước giai đoạn I với mục tiêu là chống ngập úng do nước mưa cho đô thị lõi của Thủ đô và trong lưu vực sông Tô Lịch. Dự án có ranh giới từ sông Tô Lịch đến sông Hồng với chu kỳ bảo vệ được tính toán là 10 năm với sông và mương thoát nước, ứng với lượng mưa là 310 mm trong 2 ngày.

Năm 2006, Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II khởi động, bắt đầu thi công năm 2008, sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi (ODA) của Nhật Bản. Các công trình chính của dự án gồm: nâng cấp, cải tạo trạm bơm đầu mối Yên Sở, nâng công suất lên 90m3/s, cải tạo 13 hồ điều hòa trong nội thành và 12 trạm bơm nước.

Thi công từ tháng 11/2008, dự án đặt mục tiêu hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2014. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dự án đã bị ảnh hưởng rất nhiều do những vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), thậm chí một số trường hợp nhà thầu còn rút phương tiện vì không được bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

Khó khăn về GPMB khiến nhiều gói thầu buộc phải gia hạn, dẫn đến tổng vốn đầu tư bị đội lên trên 1.000 tỷ đồng. Theo dự toán ban đầu, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến tháng 6/2016, tổng vốn đầu tư dự án đã được điều chỉnh lên mức trên 8.000 tỷ đồng.

Đánh giá về hiệu quả dự án, ông Võ Nguyên Phong, thời điểm này là Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, phần lớn khu vực nội đô sẽ thoát khỏi tình trạng ngập lụt như: Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Trì... Việc tiêu thoát nước sẽ luôn đảm bảo ở mức 310mm/2 ngày đêm.

Trạm bơm lớn nhất Đông Nam Á khánh thành không đủ nước vận hành hết công suất

Dự án trạm bơm tiêu Yên Nghĩa được phê duyệt năm 2013, điều chỉnh năm 2019, với tổng mức đầu tư hơn 7.400 tỉ đồng. Đây được cho là trạm bơm có công suất lớn nhất Đông Nam Á, công suất 120m3/s, có chức năng bơm tiêu nước cho gần như toàn bộ khu vực phía Tây Hà Nội tại các quận Hà Đông, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, huyện Hoài Đức.

Những dự án thoát nước nghìn tỷ ở Hà Nội - Ảnh 2.
Hiện trạng hệ thống kênh La Khê (quận Hà Đông) dẫn nước vào Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa. Ảnh: Nhật Minh.

Dù đã khánh thành hơn 2 năm nay, kể cả sau những trận mưa lớn trạm bơm Yên Nghĩa chỉ hoạt động cầm chừng do hệ thống kênh dẫn nước chưa hoàn thiện. Ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đơn vị đầu tư dự án thừa nhận tình trạng ngập lụt ở nội thành một phần do trạm bơm Yên Nghĩa, song không phải nguyên nhân chính. Lý do còn 3 trạm bơm Liên Mạc, Yên Thái, Đào Nguyên chưa xây dựng được, vì thế công suất thiết kế mới đạt khoảng 40 - 50%.

Ông Mỹ cho hay, dự án trạm bơm Yên Nghĩa chưa hoàn thiện do vướng mắc giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích cần giải phóng mặt bằng tại quận Hà Đông là 370.000m2, hiện còn 145.000m2 của 593 hộ thuộc phần hạ tầng kỹ thuật chưa bàn giao do xác định nguồn gốc đất gặp khó khăn. Dự án tạm dừng thi công từ cuối năm 2019 đến nay, ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát nước của hệ thống.

Chủ tịch UBND quận Hà Đông Cấn Thị Việt Hà cam kết, trong năm 2022, sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này. Hiện nay, còn 10,24 ha liên quan đến 487 tổ chức, hộ gia đình chưa giải phóng mặt bằng xong.

Là một trong những dự án thoát nước, chống ngập trọng điểm của Hà Nội, cụm công trình đầu mối Liên Mạc (quận Bắc Từ Liêm) với tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng, dự kiến thi công từ năm 2018 - 2022 phải hoàn thành.

Dự án xây dựng nhằm thoát nước, chống ngập úng cho khu vực phía Tây, bao gồm các quận Cầu Giấy, Nam - Bắc Từ Liêm, Hà Đông với công suất trạm bơm 170 m3/s, lấy nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ với lưu lượng Q=72 m3/s để cấp nước tưới cho khoảng 40.483 ha đất canh tác thuộc hệ thống thủy lợi sông Nhuệ, tạo nguồn cấp nước cho sông Tô Lịch (5 m3/s), cải thiện môi trường sinh thái, chất lượng nước, kết hợp phát triển giao thông thủy, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy nhiên, dự án này hiện vẫn "án binh bất động".

Hà Nội dự kiến đầu tư hơn 53.000 tỷ cho thoát nước

Theo Kế hoạch 312/2021 của UBND thành phố Hà Nội về phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị giai đoạn 2021-2025. Hàng loạt các dự án nhằm "chống ngập" cho Hà Nội và các dự án xử lý nước thải đã được đưa ra với số tiền để triển khai ước tính lên đến gần 53.318 tỷ đồng.

Những dự án thoát nước nghìn tỷ ở Hà Nội - Ảnh 3.
Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa (quận Hà Đông). Ảnh: Nhật Minh.

Trong đó, dành hơn 41.067 tỷ đồng (gồm 19.958 tỷ đồng vốn ngân sách, 13.709 tỷ đồng vốn ODA, 7.400 tỷ đồng vốn xã hội hóa) triển khai 20 dự án đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thoát nước, xử lý nước thải đô thị.

Hiện khu vực nội thành Hà Nội có diện tích khoảng 313,19 km2. Hệ thống thoát nước được chia thành 3 lưu vực gồm: Tô Lịch, sông Nhuệ, Long Biên.

Bạn đang đọc bài viết Những dự án thoát nước nghìn tỷ ở Hà Nội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Theo danviet.vn

Cùng chuyên mục

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.