Thứ năm, 28/03/2024 17:09 (GMT+7)

Những sai lầm khi ăn cơm mà không biết rất có hại

Hồng Trà -  Thứ sáu, 01/10/2021 16:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cơm được xem là thành phần không thể thiếu trong các bữa ăn của người Á Đông. Tuy nhiên nếu cứ tiếp tục những thói quen dưới đây khi ăn cơm, bạn sẽ rước bệnh vào thân.

1. Những thói quen ăn cơm có thể gây hại

Không nhai kỹ

Việc ăn cơm không nhai kỹ sẽ không giúp bạn nhận thức được cơn đói tự nhiên, cũng như các dấu hiệu báo no. Nó làm tăng nguy cơ ăn quá nhiều, dẫn đến béo phì. Ngoài ra, những người ăn nhanh sẽ ăn nhiều hơn. Khi ăn nhanh, cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não rằng dạ dày đã đầy.

Ăn thức ăn trước, ăn cơm sau

Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, trẻ thường thích ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm và các bậc phụ huynh cũng đồng ý với điều đó để con ăn được nhiều thế nhưng cách ăn này lại gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe lâu dài của bé.

Trẻ ăn thức ăn trước sau đó mới ăn cơm dễ dẫn đến tình trạng chán cơm, thiếu tinh bột gây suy dinh dưỡng . Nguy hiểm hơn đó là khi ăn thức ăn trước chất đạm trong thức ăn sẽ chuyển ngay thành axit uric bám vào các khớp xương và hình thành nên bệnh Gout về lâu dài.

tm-img-alt

Chính vì thế các bậc phụ huynh hãy cho bé ăn cơm hợp lý, nên ăn cơm và thức ăn cùng nhau để việc hấp thu dinh dưỡng được tốt nhất.

Cơm chan canh

Nhiều người thường có thói quen ăn cơm là phải chan với canh, bởi như thế cơm sẽ dễ nuốt trôi vào dạ dày, dễ ăn hơn. Nhưng ít người biết khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.

tm-img-alt
Không nên ăn cơm chan canh

Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm. Mặt khác, ăn cơm chan canh lâu ngày sẽ làm cho hệ tiêu hóa, cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn, gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa… Điều này càng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Không ăn cùng rau củ

Cơm là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cơm cùng rau củ đẩy lùi cảm giác thèm ăn ngăn chặn béo phì. Đồng thời trước lo ngại ăn nhiều tinh bột gây đái tháo đường, chất xơ từ rau củ rất hữu ích trong việc tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu.

Do đó, khi cơ thể nạp tinh bột, việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực. Từ đó, hạn chế các căn bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa…

Ăn cơm nguội

Thói quen tận dụng cơm nguội của nhiều bà nội trợ, đặc biệt tại các quán cơm rang dễ gây bệnh bởi ăn phải cơm nguội để lâu quá nhiều ngày sẽ rất dễ đưa bệnh vào người.

Đặc biệt, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…

Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.

Ăn cơm quá no

Khi ăn uống, nhiều người vẫn có thói quen đã ăn thì phải ăn no. Song nếu bạn ăn no quá vào bữa sáng, trưa, tối thì sẽ làm cho dạ dày căng quá mức, nhu động co bóp chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ.

Từ đó, thức ăn không được tiêu hóa hết gây trở ngại cho chức năng tiêu hóa, dẫn đến lão hóa.

Ăn cơm quá nhanh

Thói quen ăn cơm quá nhanh không chỉ khiến vị giác chưa kịp cảm nhận mà còn khiến cơm chưa được nghiền nát, khi xuống dạ dày mất nhiều thời gian hơn mới tiêu hóa được thức ăn làm tăng gánh nặng cho dạ dày, vô tình làm tổn hại niêm mạc dạ dày.

Đồng thời, khi chúng ta ăn nhanh, nuốt vội sẽ khiến cơm và thức ăn khó di chuyển hơn qua đường tiêu hóa, gây chướng bụng sau ăn.

Uống nước trà ngay trong hoặc sau ăn

Ngay trong hoặc sau bữa ăn, nhiều người vẫn thường có thói quen uống nước trà. Tuy nhiên, trà đặc làm cho niêm mạc dạ dày co lại, chất protein bị kết tủa, đồng thời làm loãng dịch vị, ảnh hưởng đến tiêu hóa và việc hấp thụ chất sắt cho cơ thể.

Dùng chung bát, đũa, thìa của nhau để ăn cơm

Ngay cả người thân trong gia đình cũng không nên dùng chung bát, đũa, thìa của nhau để ăn cơm bởi trong khoang miệng chúng ta có chứa vô vàn loại vi khuẩn có thể gây bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là vi khuẩn HP.

HP là nguyên nhân chính gây viêm, loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống, dẫn đến nhiều người trong gia đình đều bị nhiễm và có thể mắc đi mắc lại nhiều lần.

Trong trường hợp bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ dày.

Vo gạo quá kỹ

Phần nước màu trắng đục chính là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất của gạo. Khi vo gạo, nếu vo quá kỹ sẽ khiến cho lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo bị trôi mất, làm mất đi rất nhiều dinh dưỡng quý giá của hạt gạo.Để thưởng thức bát cơm ngọt bùi, giàu dinh dưỡng, tốt nhất bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng một lần để loại bỏ trấu, sạn thôi.

tm-img-alt

Dùng nước lạnh để nấu cơm

Đây chắc chắn là sai lầm khi nấu cơm mà rất nhiều gia đình mắc phải. Bạn có biết: Nấu cơm bằng nước lạnh sẽ khiến hạt gạo trương lên và các chất dinh dưỡng đồng thời cũng tan ra trong nước, không được hấp thụ trong gạo.

Ngược lại, nếu bạn nấu cơm bằng nước nóng, lớp ngoài của hạt gạo sẽ co nhanh lại và tạo thành lớp màng bảo vệ giúp hạt gạo không bị vỡ nứt, từ đó giúp bảo vệ trọn vẹn dinh dưỡng có trong gạo.

2. Ăn cơm đúng cách như thế nào?

Một số lưu ý khi ăn cơm giúp bạn có một cơ thể khỏe khoắn, một cuộc sống lành mạnh:

Giảm khẩu phần cơm trắng – tăng khẩu phần đồ ăn hợp lý

Không ăn cơm có sao không? Đối với những người đang có chế độ ăn quá dư thừa tinh bột hoặc bắt buộc phải cắt giảm tinh bột vì lý do bệnh lý, khi giảm tinh bột, hãy đồng thời tăng mức độ đa dạng của các nhóm chất khác lên để cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết.

Ăn chất xơ trước khi ăn tinh bột

Hãy tăng cường ăn rau trước hoặc cùng lúc với cơm vì chất xơ có tác dụng làm cân bằng và điều hoà lượng đường mà tinh bột mang lại. Cách ăn này vừa đủ chất, vừa đảm bảo giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường xuống mức phù hợp nếu như bạn “lỡ” ăn nhiều tinh bột.

Sử dụng gạo lứt nếu có thể

Hãy thay thế gạo trắng bằng gạo lứt hoặc luân phiên chúng vì với một lượng giống nhau, gạo lứt có ít tinh bột hơn và còn có chất xơ nữa. Đây là thực phẩm bổ dưỡng phù hợp với cả người ăn kiêng hoặc không theo chế độ nào hoặc người bệnh tiểu đường.

Kết hợp tập thể dục

Nếu bạn là người thích ăn cơm, hãy chắc chắn rằng bạn có tập thể dục để tiêu hao đi lượng đường mà bạn nạp vào cơ thể.

Và cho dù bạn đang có một chế độ ăn hợp lý thì việc tập thể dục kèm theo luôn luôn là cần thiết giúp bạn khoẻ mạnh, thân hình cân đối hơn.

Quy tắc ăn cơm sáng – trưa – tối

Có một câu nói của người xưa nhưng luôn hữu ích với chúng ta: “Hãy ăn sáng như một vị vua, ăn trưa như kẻ giàu có và ăn tối như một người ăn mày.

Ví dụ thực tế nhé, nếu sáng bạn ăn 2 chén cơm, buổi trưa hãy ăn 1,5 chén cơm, và tối đến bạn chỉ nên ăn tối đa là 1 chén cơm thôi. Và đừng ăn cơm sau 9h tối vì năng lượng tồn dư đó không kịp tiêu hao đi thì bạn đã chìm vào giấc ngủ rồi./.

Bạn đang đọc bài viết Những sai lầm khi ăn cơm mà không biết rất có hại. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.