Thứ sáu, 19/04/2024 21:28 (GMT+7)

Những sai lầm về việc cúng Rằm tháng Giêng nhiều người mắc phải

MTĐT -  Thứ ba, 19/02/2019 09:10 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đến ngày Rằm tháng Giêng, ngoài làm lễ cúng tại nhà, hầu hết mọi người còn đi lễ chùa cầu an lành cho bản thân, gia đình. Tuy nhiên, việc đi lễ còn xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

Tầm quan trọng của ngày lễ rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên tiêu đã được ông cha ta đúc kết: “Đi lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Ngày nay, tất cả các gia đình Việt vẫn tiếp nối truyền thống, đến ngày Rằm tháng Giêng, ngoài làm lễ cúng tại nhà, hầu hết mọi người còn đi lễ chùa cầu an lành cho bản thân, gia đình. Tuy nhiên, ngày nay nhiều người dân không hiểu được ý nghĩa và giá trị thực sự của Tết Nguyên tiêu và để xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

Biến tướng dâng sao giải hạn

Rằm tháng Giêng, người dân ngồi xếp hàng cúng dâng sao giải hạn.

Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA thông tin với báo Dân Việt, ngày Rằm tháng Giêng người dân lên chùa cúng dâng lễ vật thanh tịnh, làm lễ phóng sinh tạo phước. Nhiều chùa lập đàn, tụng niệm và hồi hướng công đức đầu năm, mong cầu quốc thái dân an. Cầu chư Phật, chư Bồ Tát gia trì cho mọi người được một năm an lành, hạnh phúc, nghiệp chướng tiêu trừ và thành đạt như ý, làm thêm nhiều việc công đức.

Tuy nhiên nhiều nơi biến tướng thành lễ dâng sao giải hạn, đốt nhiều vàng mã, làm hình nhân thế mạng cầu tha lực, mang màu sắc mê tín.

Chính vì sự hiểu sai đó nên nhiều người bẻ cành, tranh cướp các đồ cúng lễ ở đình chùa và hớn hở tưởng đó là lộc thánh, lộc Phật. Quan niệm như vậy là vô cùng nhầm lẫn dẫn đến hao tổn công đức.

Tranh cướp đồ cúng lễ

Cảnh cướp giật lộc ở đình chùa, lễ hội.

Ông Khanh cho rằng, đến chùa cũng vậy, Phật là đấng giác ngộ. Do vậy lộc Phật là giác ngộ chứ chứ không phải là xôi oản, hoa quả mà Phật tử mang đến dâng cúng vào chùa.

Những lễ vật mà Phật tử thập phương dâng cúng chỉ là lộc phàm chứ chưa phải là lộc Phật. Các lễ vật này trình lên để Tam Bảo chứng minh cho cái tâm bố thí, hỷ xả của tín chủ.

“Dâng cúng tài vật (lộc phàm) để đổi lấy pháp thí (lộc Phật). Người ta nói “một miếng lộc thánh còn hơn một gánh lộc trần”. Tức ví von hàng gánh “lộc vật chất”, không thể bằng một miếng của “lộc trí tuệ” do các bậc thánh hiền ban cho là có ý như vậy”, ông Khanh nói.

Nếu nhiều người hiểu lộc Phật là giác ngộ trí vô sư, thì đi xin lộc Phật tức là cầu nguyện được mở mang trí tuệ, sẽ không còn cảnh cướp giật ở đình chùa, lễ hội như những năm vừa qua.

Sai lầm trong lễ vật cúng

Bạn nên nhớ không cúng tiền giả, không cúng tiền có nguồn gốc bất chính, không cúng tiền do tham nhũng, số đề, trộm cắp.

Cúng hoa tươi, quả tươi thanh tịnh, nước thanh khiết, đèn nến, hương thơm, không có hóa chất độc hại. Không cúng đồ mã, đồ cũ, đồ tanh hôi. Không cúng vật thực có nguồn gốc sát sinh.

Một trong những lưu ý khác khi dâng lễ vật đó là tránh chế biến thức ăn chay thay hình dạng tôm kho, thịt nướng. Làm như thế là cái tâm vẫn còn vọng tục, vẫn còn hướng về mặn. Làm thức ăn chay khó hơn thức ăn mặn, đòi hỏi công phu hơn.

Theo Người đưa tin

Bạn đang đọc bài viết Những sai lầm về việc cúng Rằm tháng Giêng nhiều người mắc phải. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...