Thứ sáu, 29/03/2024 13:35 (GMT+7)

Những tấm gương phụ nữ tiên phong trong bảo vệ môi trường (Kỳ 2)

MTĐT -  Thứ tư, 15/08/2018 11:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công việc dọn vệ sinh môi trường hay thu gom rác thải là những công việc vô cùng nặng nhọc và vất vả. Thế nhưng, những người phụ nữ làm công tác vệ sinh môi trường đang hàng ngày, hàng giờ cần mẫn làm

Công việc dọn vệ sinh môi trường hay thu gom rác thải là những công việc vô cùng nặng nhọc và vất vả. Thế nhưng, những người phụ nữ làm công tác vệ sinh môi trường đang hàng ngày, hàng giờ cần mẫn làm sạch môi trường sống. Họ chính là những tấm gương phụ nữ "giỏi việc nước, đảm việc nhà".

Bà cụ tự nguyện dọn rác ngót cả thập kỷ

Đã hơn chục năm qua, mỗi buổi sáng thức dậy là người dân tổ dân phố số 24, phường Tương Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) lại thấy đường ngõ mình đi qua sạch đẹp, thông thoáng như có một "phép màu". Thế nhưng, "phép màu" đó lại đến từ tấm lòng của một cụ bà năm nay đã ở tuổi bát thập, đó là cụ Đinh Thị Qúy (sinh năm 1938). 

Cụ Đinh Thị Qúy bên "đồ nghề" của mình. (Ảnh baotainguyenmoitruong.vn)

 Cụ Đinh Thị Quý nhớ lại: “Hồi tôi mới bắt tay làm việc này, nhiều người bảo là dở hơi, vô công dồi nghề, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng ... cùng đủ lời dị nghị. Nhiều người cay độc hơn thì khó chịu ra mặt, rồi nói bóng gió. Con cháu tôi thấy thế cũng bực mình lắm, không cho tôi làm. Thế nhưng việc mình đã nhận thì phải gắng hoàn thành để người ta không còn điều gì để dị nghị nữa. Càng chê bai, càng nói ra nói vào tôi càng quyết tâm dọn sạch đường lớn ngõ nhỏ của khu phố”.

Nhờ sự kiên trì của cụ Quý, mọi người trong khu phố cũng quen dần với hình ảnh này nên có ý thức hơn, tình trạng đổ rác đã được hạn chế rất nhiều. Và đến bây giờ, sau 11 năm “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, tiếng kẻng và hình ảnh quét rác của cụ như một đồng hồ sinh học, nhắc nhở người dân khu phố ngăn nắp, trật tự và sạch sẽ hơn.

Với 11 năm làm vệ sinh không công cho khu phố,  năm 2017 cụ Đinh Thị Quý đã vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội, UBND quận Hoàng Mai tặng bằng khen với danh hiệu “Người tốt, việc tốt”.

Quảng Nam: Những "đầu tàu" gương mẫu

Chị Nguyễn Thị Hào - chi Hội trưởng thôn Xuân Quý, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là cán bộ Hội nhiệt tình, trách nhiệm với hơn 13 năm gắn bó với công tác Hội. Hoạt động nổi bật trong công tác của chị phải kể đến đó là công tác vận động chị em trong chi Hội tham gia xây dựng nông thôn mới. Chị Hào xác định người “đầu tàu” làm gương phải là bản thân chị. 

Trong “tiêu chí môi trường”, chị đã đi đầu trong công tác vận động bà con tham gia xây dựng đoạn đường phụ nữ tự quản, xây dựng mô hình thu gom rác thải thành công với 100% hộ tham gia. Thôn của chị cũng là thôn điểm xây dựng nhà chứa rác tập trung với kinh phí hơn 5 triệu đồng từ nguồn đóng góp của chị em phụ nữ trong thôn; chị vận động chị em duy trì quét dọn vệ sinh đường làng mỗi tháng/lần để đảm bảo cảnh quang môi trường sạch sẽ.

Bên cạnh đó chị Nguyễn Thị Hào luôn tìm tòi, học hỏi nhằm không ngừng đổi mới nội dung sinh hoạt chi Hội, vận động hội viên tiết kiệm đóng góp xây dựng quỹ để có nguồn thăm hỏi và giúp phụ nữ nghèo. Bản thân là cán bộ giáo viên đã về hưu, chị nhận dạy kèm miễn phí cho 04 cháu học yếu là con của chị em hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường. (Ảnh minh họa)

Tiếp theo là chị Nguyễn Thị Phượng, sinh năm 1983, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam - Chị là điển hình phụ nữ “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Những cố gắng không mệt mỏi với thành tích cá nhân mang về là nhiều năm liên tiếp 2015, 2016, 2017 luôn là Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được Đảng bộ xã Điện Hòa tặng Giấy khen. Năm 2017, chị Phượng là chiến sĩ dân quân cơ động hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được  nhận giấy khen của UBND xã Điện Hòa.

Với vai trò Phó Chủ tịch Hội LHPN, chị Phượng có những đóng góp xuất sắc trong tham mưu, tổ chức hoạt động Hội. Năm 2017, Hội LHPN xã Điện Hòa tham gia và đạt giải Nhất Hội trại “Cùng hành động vì môi trường”, giải Nhất Bóng chuyền nữ, giải Nhì Hội thi “Phụ nữ với công tác phòng chống thiên tai và bảo vệ môi trường” cấp thị xã.

Về xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch” Hội LHPN xã nhận vận động đóng phí thu gom rác thải, kết quả từ 01 xã có tỷ lệ đóng phí thu gom rác thải năm 2016 đạt 78% đến cuối năm 2017 tỷ lệ đạt bình quân trên 90% (trừ hộ già yếu, đơn thân). Những thành tích đó đã giúp phong trào và hoạt động Hội các năm 2016, 2017 của Hội LHPN xã Điện Hòa giữ vững vị thứ xếp hạng cao toàn thị xã.

Người phụ nữ nghị lực khởi nghiệp từ rác

Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở làng chài ven biển, lại mồ côi từ nhỏ, người phụ nữ ấy hoàn toàn không biết gì về công nghệ sinh học (CNSH) nhưng lại thành công với chế phẩm đặc biệt từ… rác thải. Bà là Trịnh Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV CNSH Minh Hồng (Đà Nẵng).

Ý tưởng liều lĩnh biến rác thành tiền xuất hiện năm 2011 khi xe chở rác khu phố của bà bị trục trặc, 4 ngày rác không được dọn, bốc mùi khủng khiếp. Đã liều nghĩ, bà lại liều làm, nào tự tìm đọc tài liệu, mang rác về thử đủ cách hết xay rồi phơi, ép... nhưng không xong. Không ai tin một nông dân lại nghiên cứu được sản phẩm tốt, rẻ từ rác như các giáo sư, tiến sỹ.

Bà Trịnh Thị Hồng, Giám đốc Công ty TNHH MTV CNSH Minh Hồng (Đà Nẵng). (Ảnh Danviet.vn)

Cơ duyên đến với bà năm 2012, khi bà may mắn được nghe thuyết trình của đại diện Thái Lan về công nghệ lên men sinh học tạo chế phẩm từ rác thải hữu cơ tại chương trình tập huấn Phát triển công đồng nghèo châu Á.

Tâm đắc với mô hình này, bà quyết tâm mang công nghệ này về nước, bắt tay nghiên để tạo ra sản phẩm tẩy rửa hữu ích, thân thiện với môi trường với giá thành rẻ hơn thị trường rất nhiều.

Sau này, mô hình của bà là một trong 8 mô hình khởi nghiệp nổi bật nhất của Vườn ươm doanh nghiệp, được thành phố Đà Nẵng hỗ trợ nhiều trong việc tìm mua thiết bị, máy móc với giá rẻ, tạo điều kiện tham dự các cuộc thi trong và ngoài nước.

Chính thời điểm bà đang vùi đầu vào các thử nghiệm là lúc phát hiện bị ung thư vú. Bà chiến đấu với bệnh tật đúng theo cách chinh phục các thử thách trong công việc - đã vạch ra mục tiêu thì không hoang mang nao núng, cứ thế gan lì vượt qua mọi vật cản đến đích. 

Trải qua đủ cực nhọc mưu sinh nên bà Hồng luôn ao ước giúp những phụ nữ khó khăn. Bà chia sẻ với họ cách làm chế phẩm sinh học từ rác và bao tiêu sản phẩm cho họ. Bà cũng đã nhiều lần từ chối bán công thức dù được trả giá lên đến 5 tỷ đồng, vì nếu bán sẽ không giúp được bà con nghèo nữa. 

Bà Trịnh Thị Hồng chính là tấm gương cho nhiều người về nghị lực vươn lên và sự kiên trì tìm tòi, sáng tạo trong công việc. 

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Những tấm gương phụ nữ tiên phong trong bảo vệ môi trường (Kỳ 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Thêm vất vả vì vừa thu gom rác vừa giải thích với người dân
Liên quan đến việc người dân phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy phản ánh công nhân Công ty Cổ phần đô thị Cần Thơ không thu gom rác trong nhiều ngày dẫn đến ùn ứ, phóng viên đã tìm gặp đội ngũ công nhân trực tiếp làm việc để hiểu rõ nguyên nhân.
Những phụ nữ "xuyên đêm" giữ sạch đẹp phố phường
Vượt lên nhiều khó khăn, các nữ công nhân của Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Bắc Kạn vẫn sớm khuya gắn bó với công việc, âm thầm đóng góp sức mình giữ gìn cảnh quan thành phố Bắc Kạn xanh - sạch - đẹp.
Nữ lao công hơn 1 thập kỷ không có ngày 8.3
Đã hơn 1 thập kỷ qua, chị Mai không có ngày 8.3, không có những bông hoa hay món quà kỷ niệm… Bởi cuộc sống quá khó khăn, một tay chị phải chạy vạy, lo toan cho 2 con nhỏ, trong đó, người con trai thứ 2 bị tàn tật.

Tin mới