Thứ năm, 25/04/2024 22:08 (GMT+7)

Ninh Thuận: Nóng tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng trái phép

MTĐT -  Thứ sáu, 19/06/2020 17:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Bá Trung Tướng thuê máy xúc cùng nhiều người khác dùng máy cưa, rựa… lén lút chặt cây, lấn chiếm đất lâm nghiệp lên đến 14,79 ha.

Theo Người đưa tin, Hạt kiểm lâm huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) cho biết, từ tháng 1 đến tháng 3/2020, Hạt Kiểm lâm Thuận Nam phối hợp với ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam, Công an huyện và UBND xã Phước Minh tổ chức nhiều đợt kiểm tra, tuần tra truy quét rừng tại khu vực khoảnh 3 tiểu khu 204.

Đơn vị này phát hiện vào ban đêm, ông Bá Trung Tướng (thường gọi là Tèo), SN 1974, thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, thuê máy xúc cùng nhiều người khác dùng máy cưa, rựa… lén lút chặt cây, lấn chiếm đất lâm nghiệp lên đến 14,79 ha (trong đó, diện tích đất trống núi đá (DT1D) 4,35 ha và đất có cây gỗ tái sinh núi đá (DT2D) 10,44 ha)….

Nhiều diện tích rừng bị chặt hạ. 

Tiếp đó, sáng 15/6, ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam, Hạt Kiểm lâm, đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng của tỉnh lập chốt bảo vệ rừng tạm thời tại khu vực tiểu khu 204.

Đến 15h30 cùng ngày, thấy trong chốt tạm thời chỉ có ông Bá Trung Nhi, nhân viên bảo vệ rừng Thơm Tàu và ông Trần Văn Tuấn lực lượng bảo vệ rừng Cộng đồng thôn Lạc Tiến, xã Phước Minh, ông Tướng và 8 người khác xông vào chửi bới lực lượng đang làm nhiệm vụ.

Sau đó, 2 con trai của ông Tướng đã đánh ông Bá Trung Nhi và Trần Văn Tuấn, dùng rựa phá lán trại, tài sản, đe dọa tính mạng ông Nhi và ông Tuấn.

Ngay sau sự việc xảy ra, ban Quản lý rừng phòng hộ ven biển đã tăng cường lực lượng hỗ trợ. Đến 17h cùng ngày, nhóm người quậy phá, hành hung bỏ về. Tổ công tác đã đưa ông Nhị và ông Tuấn đến bệnh viện huyện Ninh Phước khám và điều trị, đồng thời trình báo vụ việc cho Công an xã Phước Minh.

Ngày 16/6, khi tổ công tác dựng lại chốt bảo vệ rừng tạm thời, ông Tướng và nhiều người khác cầm rựa đến ngăn cản không cho làm chốt.

Trao đổi với báo Nhân dân, ông Dương Đình Sơn, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận cho biết, ngày 12/5, cơ quan chức năng đã mời ông Tướng đến UBND xã Phước Nam làm việc.

Tại buổi làm việc ông Tướng khai có 30 ha đất tại Tiểu khu 204, nhưng ông không có giấy tờ gì xác nhận điều này.

Sau đó, mời ông đi hiện trường để xác định vị trí, diện tích nhưng ông không đi, đơn vị đã có thông báo cho ông Tướng biết, từ ngày 25 đến 29/5, ông không phối hợp thực hiện thì các cơ quan chức năng sẽ không giải quyết mọi khiếu nại. Hiện nay, tình trạng người dân Phước Nam ở trong tiểu khu 204 có hành động chặt phá cây rừng và chiếm đất lâm nghiệp hết sức phức tạp, nổi cộm là gia đình ông Tướng đã có hành vi lôi kéo nhiều người cùng tham gia chống đối và hết sức manh động.

Mãi cho đến ngày 16/6, ông Tướng cùng đoàn công tác đi thực địa, đo đạc rừng tự nhiên mà ông cho là đất của ông, thật bất ngờ diện tích tăng lên hơn 62 ha. Ông Bá Trung Tướng cho biết, đất do ông khai hoang từ năm 1984 và trồng ngô, chăn nuôi bò. Điều đáng nói là ông Tướng sinh năm 1974, vậy năm 1984, ông tròn 10 tuổi, với dụng cụ thô sơ, thử hỏi ông có thể khai hoang được diện tích rừng hơn 62 ha không. Việc ông chỉ đất rừng không có dấu hiệu tác động nào từ trước đến nay và do Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam quản lý mà nói là đất mình khai hoang là thiếu căn cứ.

Theo quy hoạch ba loại rừng của UBND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-UBND ngày ngày 14-9-2007 và Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 28-6-2018, thì tại khu vực tiểu khu 204 có hiện trạng DT1D đất trống cây bụi núi đá); đất trống núi đất có cây gỗ tái sinh và đất có cây gỗ tái sinh núi đá, nằm ổn định trong lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ ven biển Thuận Nam quản lý.

Theo người dân nơi đây, người dân vào khu vực này khoảng từ những năm 1980 và không có xin phép cơ quan nào. Ban đầu có dựng chòi để ở, chuồng trại chăn nuôi, có một số hộ có trồng cây lâu năm, đào ao chứa nước, trồng cây nông nghiệp ngắn ngày trên diện tích nhỏ, chủ yếu là chung quanh chòi. Nhưng mấy chục năm qua không có nguồn nước, một số người dân đã bỏ về làng và cây rừng mọc tự nhiên phát triển. Một số hộ ở lại cũng chỉ chăn nuôi và không có tác động chặt cây.

Tuy nhiên từ đầu năm 2020 đến nay, khi dự án Điện mặt trời Trung Nam triển khai thì có một số người dân phát dọn chung quanh khu vực chăn thả gia súc, giáp ranh rào, chặt cây... Riêng hộ ông Bá Trung Tướng và bà Kiều Thị Liễn ngang nhiên chặt phá cây rừng tự nhiên trên diện tích đất không có dấu hiệu tác động trước đây, nhưng khi cơ quan chức năng đến làm việc thì gia đình ông Tướng đã có hành vi lôi kéo nhiều người cùng tham gia chống đối và hết sức manh động.

Đăng Thái (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Ninh Thuận: Nóng tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng trái phép. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.