Thứ tư, 17/04/2024 02:16 (GMT+7)

Nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa đại dương

MTĐT -  Thứ sáu, 20/11/2020 10:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Là chủ đề của Hội thảo Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong khuôn khổ Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”.

Ngày 19/11, tại thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) tổ chức Hội thảo Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương trong khuôn khổ Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam”.

Rác thải nhựa đang bao phủ đại dương.

Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi cho biết: Hội thảo là cơ hội để đại diện các cơ quan ở Trung ương, địa phương, tổ chức quốc tế trao đổi, chia sẻ thông tin liên quan đến giảm thiểu rác thải nhựa đại dương và tình hình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 33/CT-TTg và Quyết định số 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” triển khai trên 7 tỉnh, thành phố, huyện được kỳ vọng sẽ góp phần giảm ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ xây dựng các văn bản hướng dẫn, thực hiện các chính sách ưu tiên liên quan đến chất thải nhựa, các hoạt động truyền thông, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi đối với chất thải nhựa, nhằm hỗ trợ thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 tại Việt Nam.

Tiến sỹ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia của WWF-Việt Nam, cho biết: Với mục tiêu không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030, WWF-Việt Nam đánh giá cao sự chỉ đạo và cam kết của Chính phủ Việt Nam nói chung, của thành phố Đồng Hới nói riêng trong các hoạt động giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển. Đối với thành phố Đồng Hới, sự quyết tâm chỉ đạo và nỗ lực của các cấp chính quyền cùng sự tham gia tích cực của người dân là những yếu tố quan trọng nhất mang đến sự thành công của Dự án, tạo tiền đề xây dựng thành phố Đồng Hới trở thành một đô thị giảm nhựa trong thời gian không xa.

Theo Hiệp hội Chất thải rắn quốc tế, tiêu thụ nhựa dùng một lần đã tăng mạnh trong đại dịch Covid-19. Khẩu trang và găng tay cao su đang có mặt ở khắp các bãi biển xa xôi của châu Á. Các bãi chôn lấp trên toàn thế giới được chất đống với số lượng kỷ lục các hộp đựng thức ăn mang đi và bao bì giao hàng online. Mặc dù các nhà sản xuất nhựa lớn trên thế giới cam kết giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa, song vẫn tăng sản lượng nhựa và chỉ tập trung tài trợ các dự án vệ sinh môi trường.

Lượng rác thải nhựa đổ vào đại dương có nguy cơ tăng gấp 3 lần trong 20 năm tới nếu không có hành động quyết liệt nhằm giảm mạnh lượng sản xuất nhựa. Đây là nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science mới đây. Theo nghiên cứu, nếu các chính phủ và doanh nghiệp không hành động, lượng rác thải nhựa đổ ra biển sẽ tăng từ 11 triệu tấn lên 29 triệu tấn mỗi năm. Đến năm 2040, lượng rác thải nhựa tồn tại trong đại dương sẽ lên đến 600 triệu tấn.

Để giảm 80% lượng rác thải nhựa ở đại dương, các nhà nghiên cứu cho rằng cần sử dụng các vật liệu có thể phân hủy để thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần. Các bao bì đóng gói nên được thiết kế lại để tăng gấp đôi lượng sử dụng vật liệu có thể tái chế. Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị chính phủ các nước đang phát triển chuyển hướng đầu tư hàng trăm tỉ USD từ hoạt động sản xuất nhựa sang các vật liệu thay thế nhựa dùng một lần, các cơ sở tái chế và thu gom rác thải. 

Theo Minh Hà/Đại đoàn kết

Bạn đang đọc bài viết Nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa đại dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.