Thứ sáu, 29/03/2024 15:29 (GMT+7)

Nỗ lực loại bỏ túi nilon để bảo vệ môi trường

MTĐT -  Thứ hai, 07/01/2019 16:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Để bảo vệ môi trường khỏi rác thải nhựa, nhiều thành phố trên thế giới đã đưa ra quy định cấm sử dụng túi nilon và nếu cố tình vi phạm sẽ bị phạt với số tiền rất lớn hoặc thậm chí bị bỏ tù.

Mới đây Hàn Quốc đã chính thức cấm sử dụng túi ni lông trong siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ kể từ ngày 1/1/2019 nhằm giảm rác thải nhựa và bảo vệ môi trường.

Theo quy định mới, khoảng 2.000 cửa hàng bán lẻ và 11.000 siêu thị sẽ không được cung cấp túi ni lông cho khách hàng. Những cơ sở vi phạm có thể bị phạt đến 3 triệu won (62,8 triệu đồng).

Các cơ sở này buộc phải cung cấp cho khách hàng các túi bằng vật liệu có thể tái chế, túi vải hoặc túi giấy. Tuy nhiên, túi ni lông vẫn có thể được sử dụng cho các mặt hàng như thịt và cá.

Cũng theo quy định mới, khoảng 18.000 tiệm bánh trên cả nước cũng sẽ bị cấm sử dụng túi ni lông. Bộ Môi trường hiện cũng có kế hoạch giảm sử dụng túi ni lông tại các tiệm giặt ủi.

Từ 1/1/2019, các siêu thị tại Hàn Quốc sẽ không được cung cấp túi ni lông cho khách hàng.

Quy định được đưa ra nhằm giúp cải thiện tình hình sử dụng túi nilon tại Hàn Quốc hiện nay.

Theo TTXVN, trung bình người dân Hàn Quốc tiêu thụ khoảng 414 túi nilon trong một năm, cao hơn nhiều so với mức 198 túi của người dân các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Ngoài ra, các cửa hàng bán bánh kẹo, vốn không bị hạn chế về việc sử dụng loại túi này, cũng sẽ nằm trong danh mục ngành nghề bị cấm cung cấp miễn phí túi nilon sử dụng một lần cho khách hàng.

Bên cạnh đó, Bộ Môi trường quyết định bổ sung thêm 5 mặt hàng là túi nilon tiệm giặt là, bọt biển dùng trong vận chuyển hàng hóa, túi nilon bọc ô, găng tay nilon dùng một lần, màng bọc thực phẩm vào danh mục các hàng hóa áp dụng cơ chế "trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất."

Một khi bị chỉ định vào danh sách áp dụng cơ chế này, nhà sản xuất sẽ phải chi trả một khoản phí để hỗ trợ cho các công ty tái chế những chất thải liên quan tới sản phẩm trên.

Bà Kim Eun – Kyung – Bộ trưởng Môi trường Hàn Quốc: “Việc cấm các sản phẩm túi ni lon dùng một lần sẽ chính thức được thực thi nhằm giúp Hàn Quốc giảm thiểu lượng rác thải nhựa xả ra môi trường.”

Hàn Quốc không phải là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm rác thải nhựa, một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào "nói không với túi nilon" có thể kể đến Ireland. Đây là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế nylon từ tháng 5/2002. Mỗi túi nylon trong siêu thị phải chịu mức phí 15 euro-cent (khoảng 4.400 đồng), khiến số lượng túi nylon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng. Trước đó, khoảng 1,2 nghìn tỷ túi nylon được các nhà bán lẻ phát cho khách hàng mỗi ngày. Mức phí này giờ đã tăng lên mức 22 euro-cent.

Trong khí đó, San Francisco là thành phố đầu tiên ở Mỹ cấm sử dụng túi nylon trong các cửa hàng lớn. Những cửa hàng này dùng túi phân hủy, thường được làm từ phụ phẩm của ngô.

Bangladesh từ tháng 3/2002 đã cấm dùng túi nylon ở thủ đô Dhaka, khi thấy rằng túi nylon tràn ngập khắp 2/3 đất nước sau trận lũ lụt lớn năm 1988 và 1998.

Chính phủ Nam Phi cấm dùng túi nylon siêu mỏng từ tháng 5/2003. Những nhà bán lẻ phát loại túi này cho khách hàng có thể bị phạt 100.000 rand (($13.800) hoặc 10 năm tù giam. Vì thế, khách hàng phải tự mang túi theo khi đi mua sắm, hoặc mua loại túi dày –  dễ tái chế và tái chế hiệu quả hơn về mặt chi phí.

Đáng chú ý, trong năm 2017, quốc gia châu Phi – Kenya còn xử phạt án tù lên tới 4 năm và bị phạt 39.000 USD nếu sử dụng nhựa dùng một lần.

Không chỉ vậy, du khách khi đến Kenya, nếu cầm theo túi nylon cũng sẽ được yêu cầu bỏ lại tại sân bay, theo Ban Quản lý Môi trường quốc gia.

Kenya ban hành đạo luật hà khắc để hạn chế rác thải nhựa. 

Trước đó, Kenya đưa ra thời gian 6 tháng để mọi người dần điều chỉnh thói quen sử dụng túi nylon và vừa hết hạn vào tối 27/8. Sau ngày này, những ai vi phạm sẽ bị phạt.

Người Kenya đang dần quen với việc mua sắm bằng túi làm từ vật liệu không phải là nhựa. Tại các siêu thị địa phương, nhiều du khách cho biết đã thấy người dân dùng túi vải, giấy báo, giỏ...  Nhiều người bỏ đồ vào trong balô. Khi không có thứ để đựng, nhiều người sẵn sàng cầm đồ đã mua trên tay. Tuy nhiên tại các khu chợ chính, người bán vẫn dùng túi nylon để đựng đồ cho khách.

Tại Châu Âu, chính phủ nhiều quốc gia như Luxembourg, Đan Mạch đã áp thuế vào những loại túi sử dụng 1 lần, trong khi đó các siêu thị ở Đức đang tích cực loại bỏ túi nylon, nhựa và thay thế bằng những chất liệu tái sử dụng bền hơn.

Ở Đức, Đan Mạch và Thụy Sĩ, các nhà bán lẻ tự nguyện trả tiền cho túi nylon dùng trong siêu thị mà không cần chính phủ áp dụng chính sách. Mỗi người châu u sử dụng tới 500 túi nylon/năm và hàng tấn rác nhựa bị thải ra biển. Chỉ tính riêng năm 2008, Châu Âu sản xuất 3,4 triệu tấn túi nylon, tương đương trọng lượng của 2 triệu chiếc xe hơi.

Mức độ ô nhiễm môi trường nhất là môi trường biển đang ở mức báo động khi 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ ra các đại dương mỗi năm. Ô nhiễm trong chỉ gây nguy hại cho các loài sinh vật biển. Theo các nghiên cứu mới công bố gần đây, sức khỏe của con người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do ăn các loại hải sản sống trong vùng ô nhiễm nhựa.

Nhật Hạ(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Nỗ lực loại bỏ túi nilon để bảo vệ môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.