Thứ sáu, 19/04/2024 15:55 (GMT+7)

Nội địa hóa các thiết bị nhà máy xi măng Việt Nam

Đức Lượng -  Thứ năm, 07/10/2021 16:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Viện Nghiên cứu cơ khí, trong số 21 nhà máy xi măng được xây dựng thời gian qua, chỉ vài dự án có tỷ lệ thiết bị sản xuất trong nước ở mức tương đối, còn lại, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp.

Các nhà máy xi măng có tỷ lệ thiết bị sản xuất trong nước ở mức tương đối như Nhà máy Xi măng Sông Thao có tỷ lệ nội địa hóa khoảng 40%, cao hơn là dự án Xi măng Thái Nguyên với tỷ lệ nội địa 65,7%. Theo TS. Phan Đăng Phong – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cơ khí: “Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các dây chuyền thiết bị đồng bộ cho các ngành công nghiệp trong nước đều đang được cung cấp bởi nhà thầu nước ngoài, giá trị trong nước thực hiện đạt không quá 20%”.

tm-img-alt
Hệ thống xuất xi măng rời công suất 300 tấn/h do Viện Nghiên cứu Cơ khí thiết kế và chế tạo. Ảnh: NARIME

Thực trạng xây dựng các nhà máy xi măng hiện nay tại Việt Nam cho thấy, toàn bộ các hệ thống thiết bị đồng bộ cho kho nguyên liệu hầu hết là do đơn vị nhà thầu nước ngoài cung cấp. Vì vậy, khi cần nâng cấp công nghệ hoặc sửa chữa thiết bị trong quá trình vận hành, nếu không có đơn vị nào trong nước nắm bắt được công nghệ, có năng lực thiết kế và chế tạo các thiết bị đồng bộ thì việc nâng cấp, sửa chữa này phải thuê các hãng nước ngoài, gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của doanh nghiệp.

Để giải quyết thực trạng trên, tiết kiệm chi phí, chủ động công nghệ cho các nhà máy xi măng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã giao Viện Nghiên cứu cơ khí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống thiết bị đồng bộ của kho nguyên liệu tổng hợp cho nhà máy xi măng công suất không nhỏ hơn 4.000 tấn clanke/ngày”. Đề tài do Kỹ sư Vũ Văn Điệp làm Chủ nhiệm.

Theo ông Vũ Văn Điệp, nếu Việt Nam nội địa hoá được hệ thống thiết bị đồng bộ cho kho nguyên liệu tổng hợp ở mức 70-80% về khối lượng trên cơ sở thiết kế và công nghệ tiên tiến thì không những góp phần giúp ngành cơ khí chế tạo phát triển mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động, tiết kiệm chi phí được rất nhiều so với phương án nhập khẩu thiết bị.

Được biết Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã cam kết phối hợp với Viện để thực hiện và sử dụng sản phẩm của đề tài. Viện cũng sẽ hợp tác với các công ty như Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA), COMA,… để chế tạo, lắp đặt, và vận hành thiết bị để đảm bảo đề tài được triển khai một cách hiệu quả và đáp ứng tiến độ và chất lượng đề ra. “Để làm được điều đó, đòi hỏi tất yếu các đơn vị tư vấn thiết kế, chế tạo, lắp đặt trong nước phải có sự kết nối, phối hợp để cùng thực hiện dự án từ đầu đến cuối” - Kỹ sư Vũ Văn Điệp nói.

Trước đó, Viện Nghiên cứu cơ khí đã từng phối hợp với Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam thực hiện “Nghiên cứu, thiết, chế tạo các thiết bị chủ yếu cho dây chuyền đồng bộ sản xuất ximăng lò quay công suất 2500 tấn clinke/ngày, thay thế nhập ngoại, thực hiện tiến trình nội địa hóa”.  Các sản phẩm máy đóng bao tự động, thiết bị lọc bụi công suất lớn và điều khiển tự động dây chuyền thiết bị nhà máy đã áp dụng thành công vào dự án xi măng lò quay Sông Thao, đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 40% giá trị.

Bạn đang đọc bài viết Nội địa hóa các thiết bị nhà máy xi măng Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Biến xơ mướp thành nguyên liệu thời trang độc đáo
Nảy sinh ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu bỏ phí từ cây mướp, vốn rất dồi dào tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Loofaa đã có cách làm sáng tạo biến xơ mướp thành nguyên liệu “xanh” cho những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.