Thứ tư, 24/04/2024 07:03 (GMT+7)

Nỗi lo hiện hữu về rác thải nhựa

MTĐT -  Thứ bảy, 06/03/2021 08:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đi dọc các con phố của Hà Nội cũng không khó để nhìn thấy túi nilon, rác thải nhựa vứt bừa bãi tại gốc cây, cột điện, ven đường,...

Ghi nhận của chúng tôi cho thấy, người dân Hà Nội hiện nay đi từ chợ, cửa hàng đều xách theo 3 - 4 túi nilon đựng đồ ăn mà trong những chiếc túi đó còn có thêm vài hộp đồ nhựa. Đi dọc các con phố của Hà Nội cũng không khó để nhìn thấy túi nilon, rác thải nhựa vứt bừa bãi tại gốc cây, cột điện, ven đường,...

Thói quen khó bỏ

Khi dịch COVID-19 quay trở lại, hàng quán đóng cửa nhằm hạn chế tụ tập đông người, người dân lại chuyển sang mua hàng về nhà hoặc mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Khi đó, các cửa hàng, hàng quán sẽ nhận đơn đặt của khách, chuẩn bị hàng và đặt shipper đưa hàng đến tận tay cho khách. Với phương thức mua sắm này, lượng đồ nhựa, túi nilon lại càng trở nên được sử dụng nhiều hơn.

Chị Hà Thu, người dân sống tại quận Thanh Xuân nói: Chỉ đạo của thành phố là các hàng quán phải thực hiện giãn cách và cũng để phòng chống dịch nên tôi chuyển sang đặt hàng online là chủ yếu. Khi nhận đồ, chủ quán thường gói hàng đồ nhựa, túi nilon, trông có vẻ sạch sẽ đấy nhưng tôi cũng biết tác hại ra môi trường cũng lớn.

Khi được hỏi đến vấn đề sử dụng đồ nhựa, túi nilon, một chủ quán ăn trên phố Trần Huy Liệu, Ba Đình nói, người đến mua hàng về ăn nhiều nhưng ít ai mang hộp đựng tới, luôn yêu cầu quán cho vào hộp nhựa và đựng túi nilon.

Khối lượng rác thải nhựa tăng dần theo từng năm, ảnh hưởng xấu đến môi trường

Mục tiêu lớn

Thống kê của Sở Tài Nguyên - Môi trường Hà Nội cho biết, trung bình mỗi ngày trên địa bàn Thủ đô phát sinh gần 6.000 tấn rác thải, trong đó, rác thải nhựa và túi nilon được sử dụng ở mức khá cao, khoảng 60 tấn/ngày.

Nhận thức rõ vấn đề này, những năm qua, Hà Nội đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa và túi nilon, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên nhằm ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm từ chất thải khó phân hủy.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cũng thông tin: Bên cạnh phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, Sở Công Thương tổ chức hội nghị kết nối 3 bên, gồm nhà khoa học - doanh nghiệp - nhà phân phối để đưa ra các sản phẩm sinh học thay thế phù hợp. Mục tiêu phấn đấu sẽ giảm 50% tỷ lệ sử dụng bao bì khó phân hủy tại các chợ dân sinh...

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tiếp tục tham mưu, phối hợp với các sở, ban, ngành đưa ra chế tài xử phạt, tăng cường công cụ kinh tế về phí, hỗ trợ sản xuất sản phẩm thay thế... Ngoài ra, Sở sẽ thực hiện điều tra tình hình hoạt động sản xuất của các nhà máy, cơ sở sản xuất nhựa, túi nilon khó phân hủy để làm cơ sở đánh giá hiện trạng; đề xuất đưa các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ vào khu, cụm công nghiệp, chấm dứt sự tồn tại của các cơ sở tự phát. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đề nghị người dân trên địa bàn thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ ban hành cơ chế, chính sách đến định hướng giảm sản xuất vật liệu nhựa, giảm nhập đồ nhựa tái chế, tìm vật liệu thay thế, đặc biệt là việc tuyên truyền nâng cao sự hiểu biết của người dân về rác thải nhựa...

Theo Minh Nghĩa/suckhoedoisong.vn

Bạn đang đọc bài viết Nỗi lo hiện hữu về rác thải nhựa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum: Động đất có độ lớn 3,7 tại Kon Plông
Động đất tại khu vực huyện Kon Plông xảy thường xuyên và liên tục kể từ năm 2021 đến nay. Khu vực này ghi nhận trận động đất có độ lớn cao nhất trong nhiều năm trở lại đây là 4,7, xảy ra vào chiều 23-8-2022.

Tin mới