Thứ năm, 25/04/2024 20:38 (GMT+7)

Nông Cống (Thanh Hóa) tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản

MTĐT -  Thứ bảy, 09/10/2021 08:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn huyện đã góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, tạo thêm việc làm cho người dân, cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển công nghiệp... góp phần xây dựng KT-XH của địa phương.

tm-img-alt
Khai thác khoáng sản ở Nông Cống, Thanh Hóa. Ảnh: Internet

Nông Cống là địa phương có trữ lượng tài nguyên khoáng sản tương đối lớn, trong đó, khoáng sản khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường như đất, đá, quặng secpentine... và có nhiều đơn vị tham gia khai thác. Hiện nay toàn huyện có 21 điểm mỏ khoáng sản được cơ quan quản lý Nhà nước cấp quyền khai thác; trong đó, có 8 doanh nghiệp khai thác đá xây dựng trên địa bàn các xã: Tân Phúc, Hoàng Sơn, Hoàng Giang; 2 doanh nghiệp khai thác, chế biến quặng secpentine tại 2 xã Tế Thắng và Tế Lợi; 1 doanh nghiệp khai thác đá phụ gia xi măng tại xã Yên Mỹ; 5 doanh nghiệp đang khai thác đất san lấp tại 2 xã Tượng Sơn và Trường Minh...

Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện cơ bản phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Để quản lý hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, huyện Nông Cống đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phòng chuyên môn và các xã, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, quản lý. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu các cơ quan chuyên môn, chủ tịch UBND các xã, thị trấn, để thống nhất biện pháp quản lý chặt chẽ ngay từ cơ sở. Cùng với đó, thành lập các đoàn kiểm tra, tổ kiểm tra liên ngành, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép.

Việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trên địa bàn huyện Nông Cống đã góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước, tạo thêm việc làm cho người dân, cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển công nghiệp, xây dựng, san lấp các công trình... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Nông Cống đã được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác trái phép, khai thác không đúng quy định. Nhờ vậy, công tác quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn cơ bản đúng quy định pháp luật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Nông Cống vẫn còn một số tồn tại hạn chế cần khắc phục, như: một số doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản vi phạm khai thác không đúng trình tự, khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác; lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản không đúng theo quy định.

Phần lớn các doanh nghiệp có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là khai thác thô, chưa gắn với chế biến và sản xuất các sản phẩm kết hợp, dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao, gây lãng phí tài nguyên. Bên cạnh đó, sự tham gia của người dân đối với công tác bảo vệ khoáng sản, giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản vẫn còn hạn chế. Chính quyền một số địa phương, nhất là cấp cơ sở còn thiếu trách nhiệm, công tác quản lý địa bàn thiếu sự phối hợp ở vùng giáp ranh; không ngăn chặn, xử lý kịp thời, dứt điểm các hành vi vi phạm. Điều này không chỉ làm mất tài nguyên khoáng sản, thất thoát ngân sách Nhà nước mà còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân, an ninh trật tự...

Theo thống kê, năm 2018 đến hết tháng 9-2021, các đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, của huyện đã phát hiện 15 doanh nghiệp khai thác khoáng sản có vi phạm trong hoạt động khai thác. Điển hình, như: xử phạt hành chính Công ty TNHH Xây dựng thương mại Hà Liên đối với hành vi khai thác ngoài mốc giới, khai thác vượt quá công suất, khai thác nhưng không lập bản đồ hiện trạng mỏ, bản đồ mặt cắt, với số tiền 895 triệu đồng. Xử phạt vi phạm hành chính HTX khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng Hoàng Sơn đối với hành vi khai thác ngoài mốc giới, khai thác vượt quá công suất, khai thác nhưng không lập bản đồ hiện trạng mỏ, bản đồ mặt cắt, với tổng số tiền 321,5 triệu đồng... Qua các đợt kiểm tra, các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn đã khắc phục những vi phạm, chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển khoáng sản và bảo vệ môi trường; việc chấp hành sử dụng đúng các phương tiện vận chuyển đúng tải trọng dần đi vào nền nếp; các doanh nghiệp chấp hành việc nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên và ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.

Trong thời gian tới, huyện Nông Cống tiếp tục tăng cường quản lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh tài nguyên khoáng sản trên địa bàn bằng các giải pháp mạnh và đồng bộ. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Đồng thời, chú trọng phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân trong thực hiện quy định của pháp luật về tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm gây thất thoát tài nguyên khoáng sản và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái trên địa bàn nhằm đưa hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh tài nguyên khoáng sản đi vào nền nếp, sử dụng hợp lý, có hiệu quả.

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nông Cống (Thanh Hóa) tăng cường công tác quản lý tài nguyên khoáng sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng