Thứ tư, 24/04/2024 03:20 (GMT+7)

Nước Anh sẽ thêm axit folic vào bột mì phòng dị tật cột sống

MTĐT -  Thứ hai, 20/09/2021 16:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Axit folic được thêm vào bột mì để giúp bảo vệ em bé khỏi dị tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống.

Theo báo Telegraph (Anh), Chính phủ Anh sẽ sớm công bố chính thức thông tin về việc bổ sung axit folic vào bột mì tại nước này sau 2 năm tham vấn các chuyên gia.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cho rằng việc bổ sung axit folic là cách nhanh chóng, đơn giản để hỗ trợ sự phát triển bình thường của trẻ.

Axit folic, còn được gọi là vitamin B9, rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh trong thời kỳ đầu mang thai và sự thiếu hụt có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật nứt đốt sống.

tm-img-alt

Nghiên cứu của cơ quan Chính phủ Anh cho rằng việc bổ sung axit folic vào bột mì sẽ giúp ngăn ngừa được tới 200 ca dị tật bẩm sinh cột sống ở trẻ em mỗi năm.

Mỗi năm ở Anh có khoảng 1.000 trẻ em sinh ra bị gai đôi cột sống hoặc bị hội chứng não phẳng - một khuyết tật trẻ không có các bộ phận của não.

Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) khuyến nghị các thai phụ nên uống thêm viên bổ sung axit folic từ giai đoạn chuẩn bị mang thai và cho tới khi thai được 12 tuần tuổi.

tm-img-alt

Hơn 80 quốc gia khác, bao gồm Hoa Kỳ và Canada, đã thêm axit folic vào bột mì để giúp bảo vệ em bé đang phát triển.

Ở Úc, khuyết tật ống thần kinh đã giảm 14% sau khi tăng cường bắt buộc bánh mì với axit folic.

Theo khảo sát, với cách này, các nước đã giảm được 15-58% số ca mắc chứng gai đôi cột sống hằng năm và chưa ghi nhận các tác dụng phụ nào./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nước Anh sẽ thêm axit folic vào bột mì phòng dị tật cột sống. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Châu Âu tham vọng biến những dòng sông thành “cao tốc”
Liên minh châu Âu nói chung và nước Pháp nói riêng đang thử nghiệm dùng sà lan để vận tải hàng thay vì dùng xe tải - vốn là loại phương tiện gây tắc nghẽn, phát thải cao. Mục đích là để đạt mục tiêu giảm khí thải chung tới năm 2050.

Tin mới