Thứ sáu, 29/03/2024 15:04 (GMT+7)

Nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) gây ô nhiễm sông Cầu

MTĐT -  Thứ ba, 02/02/2021 10:36 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều ngày nay, nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

Theo phản ánh của người dân sống ven sông Cầu thuộc địa phận huyện Việt Yên (Bắc Giang), từ ngày 20/1 đến 31/1/2021, nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Vân Hà cho biết, từ nhiều ngày nay nước sông Cầu luôn có màu đen sẫm, bốc mùi hôi thối. Nước sông ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân vùng lân cận.

Được biết, sau khi nắm bắt được thực trạng trên, ngày 1/2/2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh đề nghị kiểm tra, giải quyết dứt điểm tình trạng xả nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang.

Nước từ sông Ngũ Huyện Khê thuộc tỉnh Bắc Ninh xả thải nhiều lần vào ban đêm tại cống tiêu Đặng Xá gây ô nhiễm môi trường nước sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang.

Trước đó, Bộ TN&MT đã lập đoàn công tác để kiểm tra thực trạng trên vào năm 2016, theo báo cáo của Bộ TN&MT sau đó, nguyên nhân chính làm ô nhiễm nước sông Cầu là do tiếp nhận nước sông Ngũ Huyện Khê (bắt nguồn từ huyện Đông Anh, Hà Nội chảy qua tỉnh Bắc Ninh) bị ô nhiễm chảy vào.

Theo đó, nước sông Ngũ Huyện Khê bị ô nhiễm nặng do tiếp nhận nước thải không được xử lý của các cơ sở sản xuất, đặc biệt là các nhà máy làm giấy ở xã Phú Lâm, Cụm công nghiệp (CCN) Phú Lâm thuộc huyện Tiên Du, Bắc Ninh và làng nghề tái chế giấy Phong Khê, CCN Phong Khê (phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh). Đồng thời, bộ này cũng đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh có biện pháp xử lý triệt để các nguồn thải chính gây ô nhiễm môi trường nước sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu.

Năm 2017, Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh có văn bản đến Sở TN&MT Bắc Giang thông báo về các giải pháp của tỉnh Bắc Ninh để giải quyết tình trạng xả thải gây ô nhiễm nước sông Cầu. Theo đó, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Ninh tiến hành cải tạo sông Ngũ Huyện Khê, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn ở CCN Phú Lâm và làng nghề giấy Phong Khê...

Theo khảo sát thực tế, trong những ngày qua, làng nghề tái chế giấy Phong Khê và nhiều cơ sở sản xuất giấy ở xã Phú Lâm vẫn còn hệ thống cống thải nước có màu và mùi khó chịu đổ ra sông Ngũ Huyện Khê. Đại diện Sở TN&MT tỉnh Bắc Ninh cho biết, riêng phường Phong Khê có trên 245 cơ sở sản xuất giấy. Hiện, nhà máy xử lý nước thải tập trung ở đây mới xử lý được khoảng 3.000m3/ngày đêm, trong khi tổng lượng nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy trong phường này lên đến 10.000m3/ngày đêm.

Nước sông Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Tại CCN Phú Lâm có lượng nước thải hơn 4.000m3/ngày đêm, trong khi khu xử lý nước thải tập trung ở đây chưa hoạt động. Đại diện Sở TN&MT Bắc Ninh cho biết thêm, nước sông Cầu ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến cuộc sống người dân tỉnh này. Năm 2018, cơ quan này có nhận được phản ánh của người dân trong tỉnh sống ven sông Cầu về tình trạng nước bị ô nhiễm.

Vào tháng 12/2020, nước từ sông Ngũ Huyện Khê chảy ra sông Cầu làm ô nhiễm nước khiến người dân, các doanh nghiệp vùng hạ lưu sông Cầu, một phần thuộc địa phận huyện Việt Yên và Yên Dũng của Bắc Giang bị ảnh hưởng. Cơ quan chức năng đã kiểm tra xác định nước sông Cầu bị ô nhiễm, nhiều chỉ số vượt ngưỡng cho phép.  

PV (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nước thải từ sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) gây ô nhiễm sông Cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Giấc mơ Hồng
Đêm qua, em có giấc mơ hồng///Được gặp anh ở cuối trời Tây///Vẫn dõi theo từng hơi thở, từng bước đi///Gửi đến bao tình thương và nỗi nhớ
Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.