Thứ năm, 28/03/2024 15:19 (GMT+7)

Ô nhiễm bụi mịn PM2,5 trong không khí nguy hiểm đối với sức khỏe

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh -  Thứ tư, 01/05/2019 07:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bụi PM2,5 được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người.

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng cho biết, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Chất lượng Không khí xung quanh (QCVN05:2013) của Bộ Tài Nguyên và Môi trường thì bụi PM2,5là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính động học nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet. Đây là những hạt bụi có kích thước rất nhỏ. Để dễ hình dung chúng ta hãy so với kích thước đường kính của 1 sợi tóc, thường là 50-70 micromet, nghĩa là đường kính của bụi PM2,5 nhỏ chưa đến 1/30 lần đường kính của sợi tóc.

TS. Trần Thị Tuyết Hạnh, Giảng viên Sức khỏe Môi trường, Trường Đại học Y tế công cộng.

Bụi trong không khí nói chung và bụi PM2.5 thường phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ từ khí thải của các phương tiện giao thông, hoạt động của các nhà máy công nghiệp, hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ trong nông nghiệp, các hoạt động sinh hoạt tại các hộ gia đình (đặc biệt là đun nấu và sưởi ấm bằng than, củi), từ khói thuốc lá…

Bụi PM2,5được đánh giá là tác nhân ô nhiễm không khí có ảnh hưởng tiêu cực nhất tới sức khoẻ con người. Vì có kích thước rất nhỏ nên bụi PM2,5rất nguy hiểm, có khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào tận các phế nang trong phổi và vào máu. Mỗi ngày chúng ta hít thở khoảng 10.000 lít không khí hoặc hơn tuỳ vào lứa tuổi và hoạt động thể lực. Do đó nếu nồng độ bụi PM2,5 trong không khí cao thì mức phơi nhiễm hàng ngày là lớn và tăng nguy cơ bị các vấn đề sức khoẻ cấp tính và mãn tính.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới cho thấy phơi nhiễm với bụi PM2,5 tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. Ví dụ phơi nhiễm với bụi PM2,5tăng nguy cơ mắc hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phổi, các chứng bệnh hô hấp, tim mạch, tiểu đường và ung thư phổi.

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân của 19% ca tử vong do bệnh tim mạch, 24% ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, 21% ca tử vong do đột quỵ và 23% ca tử vong do ung thư. Những nguyên nhân chính gây tử vong do ô nhiễm không khí là đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư và các bệnh nhiễm trùng hô hấp.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới cho thấy phơi nhiễm với bụi PM2,5 tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong. 

Ô nhiễm không khí thường được đánh giá cả ô nhiễm hạt gồm bụi lơ lửng, bụi mịn PM2,5, bụi PM10 và cả các chất khí SO2, NO2, CO, O3, CO, VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)… Người dân sống ở các thành phố lớn ví dụ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nơi có mật độ giao thông cao, nhiều công trình xây dựng và nhiều nhà máy… nên có nguy cơ bị phơi nhiễm với bụi PM2,5 và các chất ô nhiễm không khí.

Người dân sống ở các thành phố lớn, đặc biệt là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nên chủ động dự phòng tác hại của ô nhiễm không khí. Với những ngày hoặc các thời điểm trong ngày khi chỉ số AQI kém, xấu đến nguy hại (thể hiện bằng màu cam, đỏ, tím, nâu) thì chúng ta nên giảm các hoạt động thể lực, hạn chế ra đường đặc biệt là giờ cao điểm và nếu phải ra ngoài đường thì nên sử dụng khẩu trang loại tốt có thể lọc bụi PM2,5. Những người nhạy cảm ví dụ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, bệnh nhân mắc bệnh hen, COPD, các bệnh tim mạch… thì càng cần đặc biệt chú ý hơn.

Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh rằng chúng ta không chỉ bị tác động bởi ô nhiễm không khí xung quanh mà ô nhiễm không khí trong nhà cũng rất đáng lo ngại. Phần lớn thời gian chúng ta ở trong nhà (tại gia đình và nơi làm việc), do đó để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khoẻ trước ô nhiễm không khí trong nhà, chúng ta nên:

-Hàng ngày nếu chất lượng không khí ngoài trời tốt thì nên mở cửa sổ để thông gió đảm bảo thoáng khí giúp giảm nồng độ bụi, chất ô nhiễm không khí tích tụ trong nhà và không hình thành nấm mốc.

-Không đượchút thuốc trong nhà.

-Nên hạn chế thắp hương đốt vàng mã.

-Thường xuyên vệ sinh trong nhà sạch sẽ để loại bỏ bụi, vi sinh vật, nấm mốc gây bệnh.

-Trồng một số loại cây trong và xung quanh nhà có khả năng “làm sạch” không khí.

-Không nên sử dụng chất đốt sinh khối (than, củi, rơm rạ). Nếu sử dụng thì nên dùng bếp lò không khói và mở cửa cho thông thoáng.

-Không nên đốt than để sưởi ấm trong mùa đông trong phòng kín để tránh ngộ độc khí CO.

-Không nên đi giày dép bẩn vào trong nhà.

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm bụi mịn PM2,5 trong không khí nguy hiểm đối với sức khỏe. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Bài thơ: Hoa xương rồng
Đau chẳng khóc, nhoẻn cười trong sắc lạnh.///Thấu lòng người giữa danh lợi phù hoa///Những cứ tưởng trưởng thành chung bối cảnh ///Trân trọng hơn khi gặp giữa ta bà.