Thứ sáu, 29/03/2024 06:26 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí giết chết 7 triệu người mỗi năm

MTĐT -  Thứ ba, 10/03/2020 15:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Các chất ô nhiễm kích thước nhỏ trong không khí có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp và tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não, làm 7 triệu người chết sớm mỗi năm.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là nguy cơ môi trường lớn nhất đối với sức khỏe. Các chất ô nhiễm kích thước nhỏ trong không khí có thể xâm nhập vào hệ thống hô hấp và tuần hoàn, gây tổn thương phổi, tim và não, làm 7 triệu người chết sớm mỗi năm do bệnh tật như ung thư, đột quỵ, bệnh tim, phổi.

Khoảng 90% bệnh nhân sống ở những nước có thu nhập thấp và trung bình nhưng lượng khí thải cao từ các ngành công nghiệp, vận tải, nông nghiệp cũng nhưsử dụng bếp lò và nhiên liệu bẩn tại hộ gia đình. Khu vực châu Á -Thái Bình Dương có gần 4 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí mỗi năm. Nguyên nhân ô nhiễm không khí chính là do đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch cũng lại là nhân tố chủ yếu gây biến đổi khí hậu.

WHO ước tính từ năm 2030 đến 2050 biến đổi khí hậu có thể làm tăng thêm 250.000 trường hợp tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và sốc nhiệt.

Phơi nhiễm với hàm lượng các hạt rắn cao trong không khí, đặc biệt các hạt bụi mịn có kích thước 2.5 micrô-mét hoặc nhỏ hơn (PM2.5) làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí, bao gồm nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp dưới, đột quỵ, đau tim, bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính, và ung thư phổi.

Quá nhiều khí Ô-zôn trong không khí có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây ra các vấn đề về hô hấp, khơi mào bệnh hen suyễn, suy giảm chức năng của phổi và dẫn đến các bệnh về phổi.

Phơi nhiễm với khí NO2 sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em đang mắc bệnh hen suyễn.

Khí SO2 có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp và các chức năng của phổi và gây ngứa rát, khó chịu cho mắt.  

Thiệt hại kinh tế

Ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây tổn thất kinh tế lên tới hàng chục tỉ USD. Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm những quốc gia có chất lượng môi trường không khí ở bậc thấp so với thế giới.

Theo báo cáo của Greenpeace Đông Nam Á và Trung tâm Nghiên cứu về Năng lượng và Không khí sạch, ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch gây thiệt hại 3,3% GDP toàn cầu, tương đương 2.900 tỷ USD mỗi năm.

Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là ba quốc gia chịu thiệt hại kinh tế nặng nề nhất vì ô nhiễm không khí tăng vọt. Con số ước tính lần lượt là 900 tỷ USD, 600 tỷ USD và 150 tỷ USD mỗi năm.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến hàng tỷ người mỗi ngày bất chấp những nỗ lực của các quốc gia và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và nhiên liệu sạch.

Theo một báo cáo của Oxford Economics hồi tháng 11/2019, nếu không có những nỗ lực hạn chế khí thải nhà kính, Trái Đất có thể nóng lên 2 độ C vào năm 2050, GDP toàn cầu sẽ giảm 2,5% xuống còn 7,5%.

Theo Greenpeace, ô nhiễm không khí làm gia tăng chi phí chữa các bệnh về đường hô hấp và gây thiệt hại kinh tế vì tình trạng chết yểu.

"Cái chết của trẻ em và những người trẻ gây thiệt hại kinh tế thông qua những đóng góp cho xã hội và nền kinh tế bị mất đi", tổ chức này nhận định.

Tại Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục môi trường, năm 2019, Hà Nội trải qua ít nhất 5 đợt ô nhiễm không khí với tổng số ngày bị ô nhiễm là 75 ngày. Trong đó, có những ngày chỉ số ô nhiễm không khí AQI lên tới mức trên 330, độ bụi mịn PM 2.5 có thời điểm trên 140 mi-cờ-rô-gam /m3, vượt gần 3 lần so với quy chuẩn Việt Nam. Tình trạng đáng lo ngại tương tự cũng diễn ra tại TPHCM.

Mặc dù cơ quan quản lý về môi trường, chính quyền thành phố đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát ô nhiễm không khí, nhưng tình hình được nhận định là sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm sắp tới.

Làm thế nào giảm thiểu ô nhiễm không khí?

Đối với các ngành công nghiệp: các công nghệ sạch nhằm giảm phát thải khí công nghiệp; cải thiện công tác quản lý chất thải đô thị và nông nghiệp, bao gồm thu hồi khí mê-tan thoát ra từ bãi thải để thay thế phương án đốt rác thải (sử dụng khí sinh học);

Đối với ngành năng lượng: đảm bảo tiếp cận các giải pháp năng lượng sạch tại hộ gia đình và có thể chi trả được để đun nấu, sưởi ấm và chiếu sáng;

Đối với ngành giao thông: Ưu tiên phương tiện vận chuyển đô thị tốc độ cao, các mạng lưới đi bộ và đi xe đạp trong thành phố, cũng như vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường sắt giữa các đô thị; chuyển đổi sang các phương tiện chạy dầu đie-zen sạch hơn và các phương tiện ít phát thải và nhiên liệu sạch hơn, bao gồm nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.

Đối với quy hoạch đô thị: cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các tòa nhà và làm cho thành phố xanh hơn, kết cấu chặt chẽ hơn, dẫn đến hiệu quả sử dụng năng lượng lớn hơn.

Đối với ngành điện: tăng việc sử dụng các nhiên liệu ít phát thải và các nguồn năng lượng không đốt, có thể tái tạo được (như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và thủy điện); kết hợp sản xuất nhiệt và điện; và phát điện phân phối (ví dụ, điện lưới nhỏ và phát điện mặt trời trên mái nhà) 

Đối với quản lý chất thải đô thị và chất thải nông nghiệp: các chiến lược giảm chất thải, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý chất thải, cũng như các phương pháp cải thiện quản lý chất thải sinh học như phân hủy yếm khí chất thải để sản xuất khí sinh học, là những giải pháp thay thế khả thi với chi phí thấp thay cho thiêu đốt ngoài trời chất thải rắn; ở những nơi mà việc thiêu đốt rác là không thể tránh được thì các công nghệ đốt có kiểm soát khí thải chặt chẽ là hết sức cần thiết.  

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí giết chết 7 triệu người mỗi năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Yên Bái lan tỏa phong trào thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt
Hưởng ứng Phong trào "Toàn dân đoàn kết thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt” do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh phát động, thời gian qua, các địa phương của tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai, cụ thể hóa bằng nhiều phong trào, hoạt động cụ thể.

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.