Thứ ba, 23/04/2024 18:45 (GMT+7)

Nơi bạn ở có như thế này?

MTĐT -  Thứ năm, 26/10/2017 09:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với từ khóa Hashtag #TellYourPollutionStory, bạn đọc ở Việt Nam có thể chia sẻ những hình ảnh ô nhiễm không khí, nước, đất do con người gây ra tại nơi mình đang sinh sống.

Trên trang của Hội Địa lý Hoa Kỳ National Geographic, chuyên mục “Tell Your Pollution Story” (tạm dịch “Câu chuyện qua ảnh về ô nhiễm nơi bạn sống”).

Dưới đây là hình ảnh ô nhiễm khắp thế giới. Nơi bạn sống liệu có như thế?

Khói thải từ nhà máy công nghiệp đang đầu độc không khí của cư dân địa cầu. (Toni Minchev – Hoa Kỳ)

Chất thải công nghiệp thải ra sông, ảnh hưởng đến thực vật và động vật sống trong đó. Những người sống xung quanh nó. Một trong những lý do của biến đổi khí hậu. (Shishir Desai - Ấn Độ)

Amsterdam North hôm nay. Tàu khách sạn; bến tàu; thuyền buồm và trong các ống khói phía sau đang bốc khói ra ngoài bầu khí quyển... (Anne Boyce - Sri Lanka)

Nghĩa địa xe cũ và cư dân đang đối mặt với phơi nhiễm bệnh tật từ bãi rác tích tụ trong vòng 30 năm nay ở khu dân cư Roma của Reggio Calabria, Nam Ý. (Paula Kajzar – Ý)

Bãi rác ở Ấn Độ này có thể là hình ảnh bắt gặp đâu đó tại Việt Nam. (Avishek Das - Ấn Độ)

Tôi đã đi đến khu nghỉ mát trượt tuyết Bozdag bằng xe buýt vào buổi sáng khi trời chưa nắng. Mặt trời bắt đầu mọc, tôi muốn chụp ảnh mặt trời mọc từ xe buýt, nhưng tôi không thể nhìn thấy mặt trời mọc bởi khói của nhà máy sản xuất gốm, gạch trên đường đi”. Nữ nhiếp ảnh Feray Umut của Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ như vậy.

Kiếm ăn trên bãi rác Đông Thạnh TP.HCM ư? Không, đây là xứ Ấn Độ. (Sagar Chatterjee - Ấn Độ)

“Một người cha mang đứa con trai nhỏ của mình qua một đường phố ở Calcutta, Ấn Độ. Trong ba tuần lễ mà tôi tình nguyện ở thành phố này, tôi thấy chỉ có một thùng rác công cộng trên đường phố. Còn những thùng rác rải rác trên đường phố khác lại được sử dụng làm nơi ngã lưng. Tôi yêu cái giây phút cảm động của người cha và con trai mình trong bầu không khí của thành phố”. Nữ nhiếp ảnh người Mỹ Danielle Lussier, chia sẻ.

Một khúc sông Charles ở Boston. (Rus Bowden – Hoa Kỳ)

M.Trí (lược dịch)

Bạn đang đọc bài viết Nơi bạn ở có như thế này?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bảo tồn chim hoang dã: Cần một giải pháp hiệu quả và bền vững
Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế quảng cáo và mua bán” nhằm hỗ trợ các nỗ lực thực thi Chỉ thị số 04/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp cấp bách bảo tồn chim hoang dã

Tin mới