Thứ năm, 28/03/2024 20:36 (GMT+7)

Ô nhiễm không khí trầm trọng: Cần kiểm định khí thải tất cả xe máy

MTĐT -  Thứ năm, 28/11/2019 09:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trước thực trạng ô nhiễm không khí tại TP.HCM ngày càng gia tăng, PGS-TS Hồ Quốc Bằng đề xuất kiểm định khí thải cho tất cả xe gắn máy chứ không chỉ xe từ 175 cm3 trở lên.

Ngày 27/11, tổ chức Change Việt Nam phối hợp với Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức hội thảo "Hiện trạng ô nhiễm không khí và chính sách quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM".

Phát biểu tại hội thảo, GS-TS Lê Thanh Hải, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên, cho biết theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ trung bình năm của thành phần bụi mịn PM2.5 ở các đô thị Việt Nam rơi vào khoảng 28 mg/m3, cao hơn gấp ba lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10 mg/m3. "Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm không khí tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn ô nhiễm vốn có" - viện trưởng nói.

Tại hội thảo, các chuyên gia đã chỉ ra nguồn phát thải gây ô nhiễm không khí  tại TP.HCM chủ yếu từ ba nguồn là khí thải từ các phương tiện giao thông; nguồn thải từ hoạt động khác như xây dựng, nấu ăn; phát thải hoạt động công nghiệp. Trong đó, nguồn khí thải từ các phương tiện giao thông chiếm phần lớn gây ra các ô nhiễm CO, NOx và bụi.

Các chuyên gia kiến nghị cần cấp bách kiểm tra khí thải phương tiện giao thông, cấm lưu thông đối với những phương tiện cũ kỹ. Ngoài ra, cần có đề án hạn chế phương tiện giao thông vào nội đô và phát triển phương tiện giao thông công cộng.

Trong các ý kiến, PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí (Viện Môi trường và Tài nguyên), cho rằng hoạt động giao thông của TP.HCM chiếm phát thải cao nhất. Cụ thể, chiếm 99% trong tổng phát thải CO, SO2 chiếm 78%, bụi chiếm 46%… Chính vì thế, để giảm ô nhiễm không khí, PGS-TS Hồ Quốc Bằng đề xuất kiểm định khí thải cho tất cả xe gắn máy chứ không chỉ xe từ 175 cm3 trở lên.

Các chuyên gia về môi trường cho biết chất lượng không khí 10 năm qua ở Việt Nam diễn biến phức tạp, theo xu hướng dần gia tăng ô nhiễm. Do vậy, cần có những giải pháp và chính sách phù hợp để bảo vệ bầu không khí.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nồng độ trung bình năm của PM2,5 (bụi siêu mịn) ở các đô thị Việt Nam rơi vào khoảng 28 µg/m3 , cao hơn 3 lần so với khuyến nghị trung bình năm là 10 µg/m3 của WHO. Riêng tại TP.HCM, nồng độ PM2,5 gần 40 µg/m3.

Cũng theo thống kê của tổ chức này vào năm 2014, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong 8 triệu người/năm.

Giai đoạn cuối năm là thời điểm ô nhiễm tăng cao do sự kết hợp giữa yếu tố thời tiết kết hợp với các nguồn nhiễm vốn có. TP.HCM cũng xuất hiện hiện tượng sương mù quang hóa gây cản trở tầm nhìn.

Trước đó, tháng 9/2016, Bộ Giao thông vận tải đã dự thảo phương án kiểm định khí thải xe máy và trình Chính phủ, lộ trình từ 1/7/2018 chỉ áp dụng đối với xe có từ 175 cm3 trở lên, đã có thời gian sử dụng trên 5 năm và lưu thông tại các TP loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 trên cả nước. Về chi phí, tem kiểm định có giá khoảng 60.000 - 150.000 đồng/năm.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Ô nhiễm không khí trầm trọng: Cần kiểm định khí thải tất cả xe máy. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam nỗ lực giải quyết ô nhiễm nhựa
Ngày 26/4, tại TP.HCM, Bộ TN&MT chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo tham vấn với các bên liên quan về xây dựng kịch bản đàm phán cũng như kiến nghị xoay quanh Bản dự thảo số “0” sửa đổi của Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.