Thứ năm, 25/04/2024 23:42 (GMT+7)

'Ông trùm’ năng lượng Pháp đầu tư điện mặt trời cho Khu Công nghiệp ở Việt Nam

MTĐT -  Thứ sáu, 15/10/2021 09:51 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

VinaCapital thông báo sẽ bắt tay với EDF Renewables - 'ông trùm’ năng lượng Pháp rót 100 triệu USD phát triển thêm 200MWp điện mặt trời áp mái tại các khu công nghiệp.

tm-img-alt

Ngày 13/10, VinaCapital - một trong những tập đoàn đầu tư và quản lý tài sản lớn nhất tại Việt Nam với tổng giá trị tài sản quản lý hơn 3,7 tỷ đôla Mỹ đã công bố việc EDF Renewables - tập đoàn hàng đầu về năng lượng tái tạo trên thế giới tham gia đầu tư vào SkyX Energy - công ty thành viên của VinaCapital và là đơn vị chủ quản của nhà phát triển điện mặt trời áp mái SkyX Solar.

Chỉ trong vài năm gần đây, từ gần như là con số 0, Việt Nam đã phát triển trở thành thị trường hàng đầu Đông Nam Á về điện mặt trời với tổng công suất tích lũy vào cuối năm 2020 đạt 9,3 gigawatt, theo số liệu của theo BloombergNEF.

Với sự đồng hành của đối tác chiến lược EDF Renewables, trong vòng 2-3 năm tới, SkyX Solar dự kiến đầu tư ít nhất 100 triệu USD để phát triển thêm 200MWp điện mặt trời áp mái phục vụ khách hàng thương mại và công nghiệp tại Việt Nam. Hiện nay, SkyX Solar đang vận hành các dự án với tổng công suất khoảng 30 MWp.

“Chúng tôi dự định sẽ hợp tác với các khu công nghiệp tại Việt Nam để cùng khai thác thêm hàng trăm MW điện mặt trời áp mái trong thời gian tới”, ông Samresh Kumar, Giám đốc điều hành kiêm sáng lập viên của SkyX Solar, cho biết.

Trong khi đó, ông Yalim Ozilhan, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của EDF Renewables, đánh giá năng lượng tái tạo là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam. “EDF rất quan tâm và mong muốn đầu tư mở rộng phạm vi hoạt động của mình tại thị trường này. Chúng tôi sẽ cùng SkyX Solar tăng tốc độ mở rộng quy mô, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn điện carbon thấp của khách hàng thương mại và công nghiệp tại Việt Nam trong nhiều năm tới”, ông Yalim Ozilhan cho biết.

EDF Renewables hiện chủ yếu tập trung phát triển điện gió và điện mặt trời, tổng công suất lắp đặt trên toàn thế giới lên đến 13,8 GW. Công ty này hoạt động chủ yếu ở châu Âu và Bắc Mỹ và đang mở rộng phạm vi hoạt động sang các khu vực mới nổi đầy triển vọng như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Úc và Trung Đông.

Vinacapital cũng dẫn lại thông tin từ Bloomberg, đánh giá Việt Nam đã phát triển trở thành thị trường hàng đầu Đông Nam Á về điện mặt trời với tổng công suất tích lũy vào cuối năm 2020 đạt 9,3 gigawatt.

Nhu cầu sử dụng năng lượng sạch đang tăng nhanh ở các khu công nghiệp, vì đây là một trong những tiêu chí để nhận “Chứng chỉ xanh” trong hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, thị trường điện mặt trời áp mái cũng tăng mạnh trong nhiều năm qua, nhưng đang chờ chính sách mới.

Theo dự kiến thì chính sách mới cho điện mặt trời áp mái tới đây sẽ không còn giá FIT (giá ưu đãi cố định), sau khi hết hạn áp dụng từ cuối năm 2020. Tại tọa đàm trực tuyến “Tháo gỡ khó khăn cho điện mặt trời áp mái tại khu công nghiệp” vào hồi tháng 8, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn đang chờ chính sách mới cho điện mặt trời nói chung, trong đó có cả vấn đề mức giá ưu đãi.

Mới đây có thông tin Bộ Công Thương chính thức trình Đề án Quy hoạch điện VIII lên Thủ tướng, trong đó có nội dung tiếp tục xem xét, phát triển thủy điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện rác,…) với quy mô phù hợp./.

PV(T/h)

Bạn đang đọc bài viết 'Ông trùm’ năng lượng Pháp đầu tư điện mặt trời cho Khu Công nghiệp ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.