Thứ bảy, 20/04/2024 04:15 (GMT+7)

P. Lê Đại Hành, Hà Nội: Phớt lờ chỉ đạo của UBND.TP về quản lý TTXD?

Trúc Mai -  Thứ bảy, 01/12/2018 09:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều năm trở lại đây, vi phạm TTXD tại các khu nhà ở có xu hướng gia tăng. Phải chăng các chủ đầu tư đang "nhờn luật" bởi chính sự buông lỏng quản lý?

Thông qua đường dây nóng bạn đọc phản ánh tới Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử về nhiều công trình có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng đang diễn ra một cách công khai trên địa bàn phường Lê Đại Hành nhưng chưa được chính quyền xử lý khiến nhiều hộ dân bức xúc.

Công trình số 11 Lê Đại Hành có chiều cao vượt trội so với các công trình xung quanh

Trong những năm qua, các đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng đã và đang dần hoàn thiện, làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng; thủ tục cấp phép xây dựng cũng đơn giản hóa và được các cơ quan cấp phép thực hiện trực tuyến qua mạng internet, tạo thuận lợi cho người dân và DN. Vì vậy, số lượng giấy phép xây dựng và tỷ lệ công trình có phép tăng qua từng năm.

Công trình số 46 Đại Cổ Việt. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Theo phản ánh của người dân trong quá trình xây dựng công trình còn không được che chắn cẩn thận khiến cát sỏi, bụi bẩn rơi vào người đi đường gây mất an toàn cho người dân khi đi ngang qua đây. Và vật liệu xây dựng bày tràn lan ra đường gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Công trình khủng số 132 Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Liên quan đến vấn đề trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với ông Lê Văn Bình – cán bộ phụ trách xây dựng tại phường. Ông Bình cho biết: “Hiện nay trên địa bàn phường có 3 công trình tương đối lớn, đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Trong quá trình xây dựng cũng không tránh khỏi những thiếu sót và chúng tôi cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát những công trình này”.

"Hiện tại các công trình đang dần đi vào việc xây dựng đúng giấy phép, không làm ảnh hưởng tới trật tự đô thị, môi trường xung quanh nữa", ông Bình thông tin thêm với PV.

 Những năm gần đây tình trạng vi phạm về trật tự xây dựng đang có dấu hiệu gia tăng và không có các biện pháp xử lý triệt để. Trước thực trạng vi phạm nghiêm trọng về TTXD, tại Công văn số 6175 do Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký ngày 19/8/2014 về tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã nêu rõ: Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng theo quy định, thông báo đến lực lượng chức năng để kiểm tra xử lý và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng mà không kịp thời kiểm tra, báo cáo đến cấp có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết.

"Địa phương nào để xảy ra vi phạm mà không xử lý kịp thời, hoặc để các vụ vi phạm nổi cộm, gây bức xúc trong dư luận, lãnh đạo địa phương đó và cán bộ thanh tra xây dựng theo dõi địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và Giám đốc Sở Xây dựng phải xem xét đề xuất xử lý trách nhiệm của cán bộ phụ trách địa bàn, lĩnh vực theo quy định", Văn bản (do Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng ký) nêu rõ.

Liệu các chủ đầu tư chưa hiểu rõ luật hay “phớt lờ” luật để thực hiện vi phạm? Liệu chính quyền và các cơ quan có thẩm quyền có đang chưa nhận ra sai phạm hay không biết có sai phạm, hay có sự bao che tiếp tay cho các chủ đầu tư thực hiện hành vi sai phạm về trật tự xây dựng?

Bạn đang đọc bài viết P. Lê Đại Hành, Hà Nội: Phớt lờ chỉ đạo của UBND.TP về quản lý TTXD?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...