Thứ ba, 23/04/2024 17:11 (GMT+7)

Phân khúc nhà ở giá rẻ “cung không đủ cầu” trước đại dịch Covid-19

Lam Vy -  Thứ năm, 20/08/2020 09:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Với tình hình dịch bệnh, thị trường BĐS đang có nhiều khó khăn riêng, nhưng riêng với phân khúc nhà ở giá rẻ dành cho người thu nhập thấp lại xảy ra hiện tượng nguồn cung không đủ cầu

Trong thời gian gần đây với sự bùng phát trở lại của dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng rất nhiều tới thị trường bất động sản. Với tâm lý chờ đợi giá nhà đất có thể giảm sau đại dịch để mua vào của đa số người đầu tư đã khiến giao dịch bất động sản chững lại.

Với làn sóng Covid-19 lần thứ 2 xuất hiện tại Việt Nam đã khiến rất nhiều người đầu tư có xu hướng chờ đợi và nghe ngóng, bởi họ có tâm lý thị trường bất động sản sẽ giảm giá ở một số phân khúc. Vì vậy, thay vì xuống tiền luôn thì họ vẫn cố nghe ngóng thêm trên thị trường bất động sản để được giá hời.

Nhận định thị trường BĐS trong mùa Covid-19

Để hiểu rõ hơn về tâm lý của nhà đầu tư và có những nhận định đúng nhất đối với thị trường bất động sản trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất Động Sản Hà Nội để hiểu rõ hơn về các vấn đề này. Ông Điệp cho biết:

“Thị trường bất động sản trong giai đoạn vừa qua với bản chất đã gặp khó khăn do dịch Covid-19,  đợt dịch trước vẫn chưa phục hồi thì lại tiếp tới đợt dịch này đang có nguy cơ bùng phát đã dẫn đến việc các nhà đầu tư còn lưỡng lự, chờ đợi xem tình hình như thế nào rồi mới quyết định mua vào, chứ không phải thị trường bất động sản quá trầm lặng như chúng ta vẫn tưởng.

 Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất Động Sản Hà Nội.

Khi được hỏi về câu chuyện, liệu thời gian tới thị trường bất động sản có giảm giá hay không. Ông Điệp chia sẻ:

Thị trường bất động sản sẽ rất khó giảm giá, nếu có thì các chủ đầu tư chỉ tung ra các gói khuyến mại, giảm giá nhưng không đáng kể. Nếu dịch Covid-19 có thể kiểm soát tốt thì giá cả sẽ không có nhiều biến động và có chiều hướng tăng lên”.

Theo báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, dù thị trường bất động sản rơi vào cảnh trầm lắng nhưng giá bán vẫn tăng so với cùng kì năm ngoái.

Cụ thể, tại Hà Nội giá căn hộ chung cư tăng khoảng 1,02% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá giảm khoảng 0,21%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 1,57%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 2,51%). Đối với nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 3,82% so với cùng kỳ năm 2019.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh giá căn hộ chung cư tăng khoảng 3,50% so với cùng kỳ năm 2019 (trong đó đối với phân khúc căn hộ cao cấp giá tăng khoảng 2,75%, căn hộ trung cấp giá tăng khoảng 3,72%, căn hộ bình dân giá tăng khoảng 3,78%). Với nhà ở riêng lẻ, giá tăng khoảng 8,36% so với cùng kỳ năm 2019.

Phân khúc nhà ở giá rẻ chiếm ưu thế trong đại dịch Covid-19

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, thị trường bất động sản đang có nhiều khó khăn riêng, nhưng riêng với  phân khúc nhà ở giá rẻ dành cho người thu nhập thấp lại xảy ra hiện tượng nguồn cung không đủ cầu. Bàn về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Điệp đã chia sẻ thêm:

Vài năm trở lại đây, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã dừng lại rất nhiều các dự án, không cấp mới cho các dự án. Đặc biệt đối với thị trường nhà giá rẻ dành cho người thu nhập thấp, thì đây là thị trường nóng, thu hút người mua kể cả là trong thời điểm dịch bệnh. Đối với phân khúc này, nguồn cung không đủ cầu, vì vậy theo tôi Nhà nước cần phải có chính sách đột phá, tạo điều kiện cho phân khúc này phát triển để thỏa mãn được sức mua của những người yếu thế trong xã hội tiếp cận được nhà ở”.

Thị trường nhà giá rẻ dành cho người thu nhập thấp là thị trường nóng, thu hút người mua kể cả là trong thời điểm dịch bệnh.

Còn theo một số chuyên gia bất động sản, nếu người mua có nhu cầu mua nhà để ở thì đây là thời điểm hợp lý vì giá nhà sẽ gần với giá cả thực nhất. Trong bối cảnh biến động "hỗn loạn" của giá vàng, tỷ giá, lãi suất,... thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và tốt nhất.  Bởi các biến động đều theo chiều hướng tăng lên. Các chu kỳ đều tăng cao, có lúc tăng 10 - 15 lần thậm chí hơn nữa. Còn đối với vàng, đồng đôla có những biến động thăng trầm, không lên quá cao như thị trường bất động sản.

Đối với thị trường bất động sản, đây được coi là giai đoạn thăng trầm, tuy nhiên thị trường bất động sản Việt Nam là cao điểm của sự đô thị hóa, nếu dịch ở nước ta được khống chế, thì thị trường bất động sản Việt Nam vẫn phát triển tốt.

Bạn đang đọc bài viết Phân khúc nhà ở giá rẻ “cung không đủ cầu” trước đại dịch Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sông Công: Đất nền sẽ “chiếm sóng” năm 2024?
Năm 2024 được xem là năm bản lề cho thị trường bất động sản (BĐS) hồi phục trở lại khi có các yếu tố thúc đẩy như nhu cầu thị trường, chính sách pháp lý dần hoàn thiện... Điều này cũng tạo cơ hội cho TP. Sông Công (Thái Nguyên) giàu tiềm năng phát triển

Tin mới