Thứ bảy, 20/04/2024 10:06 (GMT+7)

Chậm xử lý vi phạm đất đai tại Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu?

Minh Yến - Thế Bôn -  Thứ sáu, 29/05/2020 15:26 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là đất công được thành phố giao cho LIPACO (nay là Viện NCD&CCD) quản lý để thực hiện dự án theo chủ trương của thành phố nhưng công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều lỏng lẻo, bất cập.

Thực hiện chủ trương của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc trồng cây hương liệu, cây có dầu để phục vụ đời sống nhân dân và xuất khẩu, UBND TP.HCM đã giao đất tại phường 28, quận Bình Thạnh cho Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Viện NCD&CCD) thuộc Bộ Công thương, trồng dừa thực nghiệm. Tuy nhiên, từ nhiều năm qua, đã xảy ra tình trạng lấn chiếm, sang nhượng, xây dựng trái phép ngày càng nghiêm trọng trên khu đất do Viện NCD&CCD quản lý, đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm.

Tính pháp lý khu đất

Theo Trích sao địa bộ số 2039/TS-TTĐK ngày 1/12/2003 của Trung tâm thông tin và đăng ký nhà đất (nay là Văn phòng đăng ký đất đai thành phố), phần đất thuộc địa bộ số 426, một phần thửa 100pie, tờ bản đồ 12- Thạnh Mỹ Tây (nay là phường 28, quận Bình Thạnh), có diện tích 37.413m2, do bà Vũ Thị Phượng, Phan Thị Kim Tiên, Nguyễn Thị Ti...cùng đứng bộ (bà Phượng đứng bộ phần công hữu 16.000/37.413m2). Sau đó, bà Phượng bán phần diện tích trên cho ông Hoàng Đôn Thận theo Chứng thư đoạn mãi bất động sản, được Ủy ban hành chánh xã Thạnh Mỹ Tây vi chứng ngày 4/7/1966. Sau năm 1975, toàn bộ phần đất trên được Nhà nước tiếp quản và giao cho Liên hiệp khoa học sản xuất tinh dầu hương liệu mỹ phẩm (LIPACO), nay là Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu- Bộ Công thương quản lý. Năm 1990, ông Hoàng Đôn Thận có đơn xin sử dụng phần đất nêu trên để làm du lịch. Ngày 27/10/1990, Phòng Xây dựng có Thông báo số 238/PXD-90, đề nghị ông Thận đến làm tiếp thủ tục và nộp tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, cơ quan Thuế thông báo tại vị trí khu đất trên đã có Viện NCD&CCD đóng thuế. Năm 2004, ông Thận có đơn tranh chấp phần diện tích đất 13.796m2 nêu trên với Viện NCD&CCD- Bộ Công thương. Qua đối chiếu tài liệu 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ, phần diện tích ông Thận tranh chấp thuộc một phần tờ bản đồ số 1, bao gồm một phần thửa 317, diện tích 2.864m2, loại đất mùa, do UBND phường 28 đăng ký sử dụng và một phần thửa 323, diện tích 12.065m2, loại đất mùa do quận đội Bình Thạnh đăng ký sử dụng, nay thuộc thửa 144 và một phần thửa 111, 260, tờ bản đồ số 6- Bản đồ địa chính phường 28 lập năm 2002, do Viện Nghiên cứu dầu thực vật tinh dầu hương liệu mỹ phẩm (DTVTDHLMP) Việt Nam sử dụng. Theo tài liệu địa chính lập năm 2002, phần đất do Viện Nghiên cứu DTVTDHLMP Việt Nam sử dụng thuộc thửa 111,144,260, 291, 40, 290, 289 tờ bản đồ số 6 và thửa 1, tờ bản đồ số 7- Bản đồ địa chính phường 28, với tổng diện tích 80.978,9m2. Ngày 28/10/2005, UBND thành phố ban hành Quyết định số 5541/QĐ-UBND về việc giải quyết tranh chấp phần diện tích 13.796m2 đất giữa ông Thận với Viện NCD&CCD, theo đó bác đơn của ông Thận tranh chấp phần đất nêu trên.

Hộ dân tự ý xây hàng rào chiếm đất của Viện NCD&CCD 


Theo tìm hiểu của chúng tôi về hồ sơ pháp lý khu đất do Viện NCD&CCD đang quản lý, đó là Quyết định số 133/QĐ-UB ngày 7/5/1987 của UBND quận Bình Thạnh, về việc chấp thuận cho Ban quản lý công trình nông trường Dừa, sử dụng 4ha đất tại phường 28, quận Bình Thạnh, để phát triển trồng dừa và Thông báo số 70/TB-UB ngày 29/5/1991 của UBND thành phố, có nội dung:
1.Khu vực 4ha thuộc đất nông nghiệp mà LIPACO đã trồng 500 cây dừa tuổi trên 5 năm- công trình hợp tác với Pháp, Philipin và Malaisia, yêu cầu LIPACO trực tiếp đến đăng ký tại Ban quản lý ruộng đất thành phố theo đúng Luật Đất đai đã ban hành.
2.Khu vực 4ha nằm cạnh khu du lịch của thành phố, giao LIPACO tiếp tục đầu tư thành 1 khu vực trồng hoa phong lan và các loại cây hương liệu, cây ăn quả có ở Nam Bộ tạo thành 1 vùng vườn cây trái trù phú đặc trưng của Nam Bộ thu hẹp, để khách du lịch đến tham quan, thưởng thức. Theo đó, xây dựng các công trình kiến trúc phải được duyệt thiết kế và cấp giấy phép xây dựng cho phù hợp, tạo thành 1 khu nghỉ ngơi, giải trí cho khách du lịch. Việc thực hiện này cần có sự liên kết với các ngành chức năng, UBND quận Bình Thạnh, địa phương và ngành du lịch cùng thực hiện.

Như vậy, đây là đất công được thành phố giao cho LIPACO (nay là Viện NCD&CCD) quản lý để thực hiện dự án theo chủ trương của thành phố nhưng công tác quản lý, sử dụng đất còn nhiều lỏng lẻo, bất cập, dẫn đến tình trạng lấn, chiếm, xây dựng trái phép diễn ra ở mức báo động, lợi dụng không có người canh giữ, các đối tượng triệt phá làm hàng loạt cây dừa bị chết khô, lấn chiếm mặt bằng, xâm lấn ranh đất, đổ chất thải, rác thải, bùn thải với số lượng lớn trên khu đất, có nguy cơ biến nơi đây thành bãi rác lộ thiên, gây bất bình trong nhân dân.

Văn bản của Viện NCD&CCD gửi UBND quận Bình Thạnh

Viện NCD&CCD đã gửi nhiều văn bản kiến nghị đến phường 28 và quận Bình Thạnh nhưng vi phạm tiếp tục gia tăng và địa phương vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả.

Dư luận người dân đề nghị cần xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu quy định tại Điều 208 Luật Đất đai, để xảy ra vi phạm trong thời gian dài trên khu đất do Viện NCD&CCD quản lý.

Bạn đang đọc bài viết Chậm xử lý vi phạm đất đai tại Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ