Thứ sáu, 29/03/2024 14:20 (GMT+7)

Ân Thi (Hưng Yên): Ai “bảo kê” cho hành vi chiếm đất công?

Nhóm Phóng Viên -  Thứ hai, 28/05/2018 16:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Tự ý chuyển đổi đất thủy sản, đất nông nghiệp thành đất ở, đất trồng cây lâu năm tôi thấy “đúng” và “thích” thì tôi cho làm” – Đó là lời khẳng định của ông Nguyễn Văn Giảm, Chủ tịch xã Đa Lộc với PV.

Ngay sau khi tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có bài phản ánh “Ân Thi (Hưng Yên): Chính quyền ‘bất lực’ về nạn chiếm đất nông nghiệp? ra ngày 16/05/2018, trong bài nêu rõ nhiều năm qua lãnh đạo xã Đa Lộc (Ân Thi, Hưng Yên) có những biểu hiện “mờ ám” đầy “bất thường” về hành vi “bảo kê” và “bao che” cho hoạt động “ngầm” chuyển đổi hơn 50 nghìn m2 đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm, đất ở xây nhà trái phép gây bức xúc trong dư luận.

Âm thầm lần theo những manh mối mà người dân xã Đa Lộc (Ân Thi, Hưng Yên) phản ánh lên tòa soạn về việc ông Nguyễn Văn Giảm, Chủ tịch xã Đa Lộc “cậy thế”, “vượt quyền” nhằm bao che cho các cá nhân, tập thể tự ý chiếm đất, xây nhà và chuyển đổi hơn 50 nghìn m2 đất nông nghiệp, đất thủy sản sang đất trồng cây lâu năm, đất ở… nhưng vẫn được phép tồn tại.

 50 nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành đất trồng cây lâu năm.

Tại sao chính quyền địa phương lại dám làm vây?. 

Để có câu trả lời chính xác PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã trực tiếp “lần mò” tìm hiểu và thu thập thông tin, để rồi từ đó tìm ra hàng loạt “sai phạm” đầy “bất thường” trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền xã.

50 nghìn m2 đất thuê, các cá nhân tự ý chuyển đổi có mục đích, không phép mà lãnh đạo xã vẫn nói "thấy đúng thì cho làm".

Cụ thể, năm 2008, ông Nguyễn Văn Tải được chính quyền xã Đa Lộc ký hợp đồng thuê thầu gần 4200 m2 đất nuôi trồng thủy sản để phát triển kinh tế. Nhưng với đầu óc “nhạy bén” vài năm sau khi nhận hợp đồng thầu khoán ông Tải đã mạnh dạn tính chuyển đổi gần 400 m2 đất thuê thầu thành đất ở, xây nhà rồi từ từ tính chuyện làm... “sổ đỏ”.

Vụ việc bị bại lộ, người dân “bác đơn kiện”, kiến nghị lên chính quyền yêu cầu xử lý triệt để sự việc nhằm làm gương cho các cá nhân đang có ý định lấn chiếm đất công khác trên địa bàn.

Do vụ việc có tính chất nghiêm trọng, nên chính quyền quyết liệt xử lý khiến gia đình ông Tải ngậm ngùi bỏ dở công trình xây nhà lầu “siêu khủng”.

Sau khi chính quyền xử lý lòng dân yên ổn. Tuy nhiên, từ khi ông Nguyễn Văn Giảm nhậm chức Chủ tịch xã Đa Lộc đến nay là rất nhiều vụ việc sai phạm liên quan đến lấn đất, chiếm dụng, chuyển đổi sai mục đích sử dụng đất, xây nhà trên đất công, đất nông nghiệp diễn ra thường xuyên...

Cụ thể, từ khi ông Giảm lên làm Chủ tịch, việc lấn đất, xây nhà của gia đình ông Nguyễn Văn Tải có vẻ được chính quyền “bảo kê” nhằm hoàn thành ý nguyện đổ đất, xây nhà, lấn chiếm gần 400 m2 đất nuôi trồng thủy sản. Trong đó, có những việc “giao kèo ngầm” để đôi bên cùng có lợi.

Vậy, “giao kèo ngầm” đó là gì?.

Theo thông tin riêng PV có được, để gia đình ông Tải có thể “yên ổn” xây nhà, chiếm gần 400 m2 đất mà không bị chính quyền “sờ gáy” chính quyền xã Đa Lộc đã có những gợi ý “đề xuất” và yêu cầu ông Tải “lùi” một bước, nhường gần 500 m2 đất thuê thầu cho xã Đa Lộc đổ đất, lấp ao… Xây thêm tuyến đường rộng 4m, dài 120m chạy thẳng vào nhà mẹ vợ một quan chức của tỉnh này (!?) - Người dân địa phương cho hay.

Biên bản hợp thức hóa theo kiểu "cho có" của lãnh đạo xã Đa Lộc.

Cũng theo nguồn tin, đến cuối năm 2018, gia đình ông Tải sẽ tự ý chấm dứt và thanh lý toàn bộ hợp đồng về việc thuê thầu trên. Từ đó, chính quyền xã Đa Lộc “tính mưu” xin lãnh đạo tỉnh chuyển đồi phần đất còn lại thành đất giãn dân bán kiếm lời.

Để thực hiện được điều đó, lãnh đạo xã Đa Lộc đã phải “bày kế” và “ủ mưu” để “hợp thức hóa” 4200 m2 đất nuôi trồng thủy sản bằng việc cho Công ty cổ phần đầu tư Thịnh Phát, một đơn vị cải tạo và làm đường trên địa bàn thực hiện đổ đất, san lấp mặt bằng trước khi xin phê duyệt với bản giao kèo “không số” nhằm lấp ao khiến dân tình "dậy sóng". 

Không phải một vụ việc trên chúng tôi đã phản ánh, theo nguồn tin có được năm 2014, chính quyền xã Đa Lộc có thực hiện ký hợp đồng giao khoán 50 nghìn m2 đất nông nghiệp cho ông Phạm Văn Tâm phát triển kinh tế nông nghiệp.

Thế nhưng, ngay sau khi nhận đất thầu khoán gia đình ông Tâm lại “ngang nhiên” xem luật “bằng vung” chia lô, phân khoán cho 3 hộ khác nhau chiếm dụng rồi “bày kế” chuyển đổi 50 nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm khi chưa đủ điều kiện.

Sự việc bị phát rác, người dân kiến nghị lên chính quyền suốt một thời gian dài nhưng lãnh đạo xã Đa Lộc vẫn cố tình “phớt lờ” kiến nghị của dân và “làm ngơ”cho các cá nhân tự ý múc đất chia rãnh trồng cây “phi pháp”.

Sự bức xúc mà chính quyền xã Đa Lộc tạo ra đã lên đến đỉnh điểm khiến người dân bất bình, mất niềm tin. Vì vậy, nhiều người đặt câu hỏi: Ai có thể “chống lưng” cho lãnh đạo xã Đa Lộc vượt mặt cấp trên để “bảo kê” cho loạt sai phạm tại địa phương?.

"Gần đây, chúng tôi thấy một điều “kỳ lạ” về việc chính quyền xã tự ý cho xây dựng tuyến đường rộng 4m, chạy dài 120 m, thẳng vào nhà mẹ vợ quan chức tỉnh thấy điều “bất thường” người dân kiến nghị, thế nhưng cũng chỉ nhận được sự “im lặng” của chính quyền" – một người dân địa phương cho biết thêm.

Lần theo ý kiến người dân phản ánh cùng thông tin phóng viên có được về con đường trên đang được xã Đa Lộc thực hiện san lấp, lấn chiếm gần 500 m2 đất công làm đường riêng, chúng tôi ngỡ ngàng...

Tại sao lại có sự trùng lập đáng kinh ngạc đến như vậy?. Đó là một câu hỏi thật khó hiểu mà chỉ có ông Giản mới có thể trả lời được.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin cung cấp cho bạn đọc về cách trả lời của ông Nguyễn Văn Giảm, Chủ tịch xã Đa Lộc về nội dung trên! 

Bạn đang đọc bài viết Ân Thi (Hưng Yên): Ai “bảo kê” cho hành vi chiếm đất công?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.