Thứ sáu, 29/03/2024 08:50 (GMT+7)

Biên Hòa: Chính quyền 'giúp' chủ đầu tư 'treo' đất của dân? (Kỳ 2)

Nguyên Lộc - Thiên Sách   -  Thứ tư, 30/12/2020 17:12 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau hàng loạt động tác, ra văn bản, thu hồi văn bản, họp dân…chính quyền vẫn chưa có động thái thu hồi dự án. Trong khi đó chủ đầu tư lại “cố thủ” chiếm giữ dự án…trên giấy!  

 Bài 2: Những chứng lý không thể chối cãi

 Chính quyền làm trái luật?

Theo pháp luật hiện hành, việc “treo” dự án “Khu dân cư Lê Sơn Thịnh” tại phường Tam Phước, TP. Biên Hòa hoàn toàn sai luật pháp. Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 49, Luật đất đai 2013:  "Diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 03 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất”.

Người dân bức xúc trình bày nỗi khổ “có đất mà không được quyền bán buôn, sang nhượng”

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định tại Điều 11 và Điều 12, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014, Khoản 12, Điều 6, Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 về việc ghi chú trên Giấy chứng nhận thì hoàn toàn không quy định việc ghi chú đối với trường hợp thửa đất đã có thông báo thu hồi đất.

Chính vì vậy, việc làm tùy tiện và bất chấp luật pháp của các cơ quan liên quan dự án tại phường Tam Phước đã tước đoạt quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và tạo cho cả làng xóm nơi đây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Mặt khác, trong Thông báo thu hồi đất số 60/TB-UBND do quyền Chủ tịch UBND TP. Biên Hòa ký ngày 24/1/2014 (chỉ 10 ngày sau khi ký văn bản thỏa thuận địa điểm số 317/UBND-ĐT ) viện dẫn Điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP về việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là vi phạm nghiêm trọng quy định về đất đai do vượt quyền hạn cho phép vì hoàn toàn sai Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 đến ngày 01/7/2014 thì trình tự thủ tục đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng đất, có thu hồi đất theo quy định tại điều 62 Luật Đất đai 2013 phải thực hiện theo điều 29 Nghị định 69/2009/NĐ-CP có quy định quyền hạn của các cấp có thẩm quyền

Những chứng lý “vẽ đường” cho Lê Sơn Thịnh

Xuất phát từ văn bản 317/ UBND-ĐT của UBND TP. Biên Hòa đã hết thời hạn hiệu lực theo quy định của luật pháp, ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vẫn tiếp tục ký ban hành văn bản số 912/UBND-ĐT ngày 06/2/2017 về thỏa thuận địa điểm cho Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Lê Sơn Thịnh đầu tư dự án mở rộng khu dân cư tại xã Tam Phước thành phố Biên Hòa. Và đến nay, cả văn bản 912/UBND-ĐT cũng đã hết thời hạn hiệu lực 20 tháng.

 Mảnh đất của mình mà nhiều năm nay không được làm chủ

Khi ký văn bản 912/UBND-ĐT, ông Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai đã làm trái quy định tại điểm b, khoản 1, điều 15, quy định về  thẩm quyền thẩm quyền quyết định địa điểm tại Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 23/7/2014 – V/v Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định thỏa thuận địa điểm dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai là phải thông qua Thường vụ Tỉnh Ủy, chứ không thể căn cứ vào đơn xin của Công ty TNHH TMDV Lê Sơn Thịnh.

Văn bản 912/UBND-ĐT đã vi phạm Điểm a, khoản 4, Điều 97, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc “không thông báo trước cho người có đất bị thu hồi theo quy định tại Điều 67 của Luật Đất đai

Căn cứ Quy định thỏa thuận địa điểm dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ( Quyết định 26/2013/QĐ-UBND ) và các Điều 61, Điều 62, Luật đất đai 2013 thì dự án khu dân cư Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai được UBND thành phố Biên Hòa thỏa thuận địa điểm tại văn bản số 317/UBND-ĐT ngày 14/01/2014, là dự án kinh doanh không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Chủ đầu tư muốn thực hiện dự án thì phải thỏa thuận với người sử dụng đất nằm trong dự án đúng theo quy định của pháp luật. Qua các lần họp dân, chủ đầu tư vẫn không thỏa thuận được gì, thậm chí không gây được chút cảm tình nào với họ.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, công ty Lê Sơn Thịnh hoàn toàn chưa có đất trong tổng số hơn 25,8 ha được giới thiệu địa điểm, cụ thể: 10,2 ha mua qua đấu giá hiện nay đang có đơn khiếu nại của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quận 1 và các cổ đông của Công ty Cây cảnh Sài gòn. Đồng thời, ngày 15/4/2020 UBND tỉnh Đồng Nai có Văn bản số 4259/UBND-KTN (hỏa tốc) gửi các cơ quan tư pháp của tỉnh nắm bắt nội dung, báo cáo và tham mưu UBND tỉnh giải quyết vấn đề tranh chấp 10,2 ha này do Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Kết luận số 83/KL-VKSTC ngày 16/9/2019 về việc trực tiếp giám sát Quyết định thi hành án số 75/QĐ-CTHA ngày 25/6/2015 của Chi cục thi hành án tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có kháng nghị giám đốc thẩm !

Điều khó hiểu là mặc dù “vô sản” nhưng các cơ quan của TP. Biên Hòa và tỉnh Đồng Nai vẫn ký hàng loạt các văn bản tham mưu cho UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư cho dự án nhằm hỗ trợ Công ty Lê sơn Thịnh: Văn bản 128/BC-PQLĐT.XD ngày 14/5/2018 của Phòng Quản lý Đô thị, UBND Tp. Biên Hòa tham mưu góp ý hồ sơ cấp quyết định chủ trương đầu tư; Văn bản 2043/TTr-SXD  ngày 15/5/2019 của Sở Xây dựng Tỉnh Đồng Nai; Văn bản 224/BC-SKHĐT ngày 08/4/2020 của Sở Kế hoạch- Đầu tư về hồ sơ đề nghị cấp Quyết định chủ trương đầu tư…

Tâm nguyện của dân

Từ những chứng lý viện dẫn trên, có thể nói rằng Công ty Lê Sơn Thịnh không đủ căn cứ pháp lý để triển khai dự án KDC Lê Sơn Thịnh tại phường Tam Phước, Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Thậm chí ở góc độ nào đó, chủ đầu tư còn phải chịu trách nhiệm bồi thường những mất mát mà người dân nơi đây chịu đựng suốt 6 năm qua.

“Chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai quyết định hủy bỏ dự án Lê sơn Thịnh, trả lại cho chúng tôi quyền và lợi ích hợp pháp mà Nhà nước đã công nhận, chấm dứt sự thiệt thòi và khó khăn trong cuộc sống do bị hạn chế quyền sử dụng đất từ nhiều năm nay, đồng thời tránh lãng phí tài nguyên đất đai. Và cho phép chúng tôi được tự đầu tư trên đất đang sử dụng theo luật pháp quy định” người dân đã đề đạt nguyện vọng của mình trong đơn tố cáo.

Theo qui định của Luật Đất đai (2013) thì trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền về đất đai của họ.

Mong rằng chính quyền sở tại sớm xem xét, quyết định vụ việc để người dân được “giải thoát” khỏi nỗi ám ảnh “có đất mà phải đi mua đất” để sinh sống!

Bạn đang đọc bài viết Biên Hòa: Chính quyền 'giúp' chủ đầu tư 'treo' đất của dân? (Kỳ 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Michelin Guide vinh danh khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc
Michelin Guide vừa giới thiệu danh sách 11 khách sạn giữa thiên nhiên ấn tượng nhất châu Á. Khu nghỉ dưỡng Regent Phu Quoc thuộc khu phức hợp nghỉ dưỡng – giải trí Phu Quoc Marina vinh dự là đại diện Việt Nam duy nhất góp mặt trong danh sách này.
Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.