Thứ bảy, 20/04/2024 02:51 (GMT+7)

Cần Thơ: Thẩm phán phi tang chứng cứ, làm trái luật pháp! (Bài 2)

Tiến Bình - Anh Đức -  Thứ ba, 07/05/2019 08:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Không chỉ phi tang chứng cứ, thẩm phán Nguyễn Phi Hùng còn tùy tiện cho người không liên quan vào tham gia tố tụng và phớt lờ văn bản của cơ quan chức năng!

Tùy tiện cho người vào tham gia tố tụng…

Thẩm phán Nguyễn Phi Hùng đã ngang nhiên đưa nhiều người không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng. Cụ thể, trong suốt quá trình từ khi ông Bình – bà Út thế chấp quyền sử dụng đất cho ông Minh đến khi ông Bình – bà Út ký hợp đồng chuyển nhượng đất cho vợ chồng ông Minh và được UBND quận Ô Môn cấp GCN QSDĐ cho đến một năm sau được sự đồng ý của vợ chồng ông Bình, ông Minh tiếp tục ký hợp đồng chuyển nhượng lại đất cho ông Phạm Mạnh Hùng rồi ông Hùng được UBND quận Ô Môn cấp GCN QSDĐ và khởi kiện vợ chồng ông Bình do không chịu di dời để trả lại nhà đất đã chuyển nhượng, cho đến khi Tòa án quận Ô Môn thụ lý và đưa vụ án ra xét xử, những người được Thẩm phán Nguyễn Phi Hùng đưa vào tham gia tố tụng như ông Lê Văn Phước, bà Đào Thị Lệ, bà Lê Thị Thanh, bà Dương Ngọc Giầu, bà Trịnh Thị Thảo, bà Lê Thị Trinh, ông Nguyễn Văn Hòa hoàn toàn không có ý kiến gì, không có đơn khiếu tố hay phản tố gì? vì họ đều là người không có liên quan gì đến quyền sử dụng đất của ông Bình – bà Út.

Như vậy, Thẩm phán Hùng lấy cơ sở nào để đưa những người này vào tham gia tố tụng?!

Chưa hết, Thẩm phán Nguyễn Phi Hùng còn cao hứng đưa cả ông Lê Thu Ngọ, người chuyên “viết thuê” tạo lập chứng cứ giả vào tham gia tố tụng. Bởi lẽ, qua trình bày tại buổi đối chất ngày 28/7/2014, ông Lê Thu Ngọ đã lộ rõ 2 hành vi tạo dựng chứng cứ giả có nội dung vi phạm pháp luật và vu khống. Cụ thể: 

Thứ nhất: Tại buổi đối chất ngày 28/7/2014, ông Lê Thu Ngọ đã trình bày: Hàng tháng ông có nhận của ông Bình – bà Út số tiền 3 triệu đồng (tiền lãi) để trả cho ông Minh từ ngày vay tiền đến ngày 24/9/2011. Tuy nhiên ông Ngọ không đưa ra được bất kỳ chứng cứ gì chứng minh ông Ngọ đã trả tiền cho ông Minh. Chẳng lẽ ông Ngọ là một phó Công an khu vực lại ngây thơ thiếu hiểu biết pháp luật đến như vậy?.  

 Thứ hai: Cũng tại buổi đối chất ngày 28/7/2014 ông Lê Thu Ngọ thú nhận: “ông không chứng kiến việc bà Út vay số tiền 10 triệu đồng của ông Minh vào ngày 24/9/2011”. Vậy mà cũng trong ngày 24/9/2011, chính ông Ngọ đã tự mình viết giấy mượn nợ “chứng cứ giả”, với nội dung: “Tôi tên Lưu Thị Út, ĐKTT tại KV12, phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn, TPCT vào ngày 24/9/2011 tôi có mượn của anh Minh số tiền là 10 triệu đồng để đóng lãi cho anh Minh. Khi đó tôi có nhờ Công an khu vực viết giấy dùm tôi và ký chứng kiến”. Việc ông Lê Thu Ngọ thừa nhận không chứng kiến bà Út vay 10 triệu đồng của ông Minh, nhưng lại dám liều mạng “viết thuê” giấy mượn nợ 10 triệu đồng cho bà Út… Rồi  tự tay mình ký xác nhận với nội dung phản bác lại chính lời ông vừa nói ở trên: “Bà Lưu Thị Út có vay của ông Minh 10 triệu đồng để đóng lãi cho ông Minh là sự thật”, Như vậy, những gì ông Lê Thu Ngọ nói và làm ở đây là bất nhất và vi phạm pháp luật!

Cố ý ra bản án trái pháp luật…

Để ra một bản án trái pháp luật Thẩm phán Nguyễn Phi Hùng ngoài việc cố ý phi tang nhiều chứng cứ, còn phớt lờ, loại bỏ hàng loạt chứng cứ quan trọng của các cơ quan chức năng, như:

1- Văn bản của văn phòng Công chứng đã khẳng định: Hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa ông Bình – bà Út và ông Minh là phù hợp và tuân thủ theo quy định của pháp luật.

   2- Văn bản của UBND quận Ô Môn khẳng định: GCN QSDĐ số CH01079 do UBND quận Ô Môn cấp ngày 04/04/2011 cho ông Phạm Mạnh Hùng là đúng theo trình tự, thủ tục cấp GCN QSDĐ do pháp luật quy định. Do đó tòa yêu cầu hủy GCN này là không có cơ sở.

  3- Kết quả trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết tại hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ giữa vợ chồng ông Bình với ông Minh được phân viện khoa học hình sự Bộ Công an khẳng định: “Chữ ký, chữ viết của ông Bình – bà Út trên hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ cho ông Minh là đúng của ông Bình – bà Út”.

  4- Nội dung thỏa thuận của vợ chồng ông Bình tại 2 buổi hòa giải ngày 09/7/2015 và ngày 14/7/2015, ông Bình, bà Út (bị đơn) thừa nhận đã chuyển nhượng đất và giao hết tài sản trên đất cho vợ chồng ông Minh bà Phượng và đề nghị xin được chuộc lại nhà, đất của Ông Minh với giá 200 triệu đồng…

Nội dung 2 buổi hòa giải ngày 09/7/2015 và ngày 14/7/2015, ông Bình, bà Út (bị đơn)…đề nghị xin được chuộc lại nhà, đất của Ông Minh với giá 200 triệu đồngNhưng Thẩm phán Hùng “phán” vợ chồng ông Bình chỉ phải trả 70 triệu đồng là lý do gì…?

Thẩm phán Nguyễn Phi Hùng đã cố ý đưa hàng loạt chứng cứ giả vào hồ sơ vụ án để có những nhận định thiếu căn cứ:

Như Môi trường và Đô thị điện tử đã nêu trong bài viết trước, giấy cam kết ngày 24/5/2011 và giấy mượn nợ ngày 24/9/2011 đều do ông Lê Thu Ngọ “làm giả” cho bị đơn mà chính ông Ngọ đã thừa nhận tại buổi đối thoại ngày 28/7/2014. Ngoài ra, đơn yêu cầu phản tố của bị đơn không có chỉ có đơn yêu cầu phản tố bổ sung; tuy nhiên Thẩm phán Hùng không có thông báo thụ lý, hay thông báo thụ lý bổ sung mà vẫn đưa nội dung đơn phản tố bổ sung vào hồ sơ để nhận định và phán quyết. Ngoài ra, Thẩm phán Hùng còn có nhiều nhận định sai trái, thiếu căn cứ:

 “ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 30/12/2009 giữa vợ chồng ông Bình với ông Minh là một giao dịch giả cách, là hình thức nhằm che dấu một thỏa thuận khác là hợp đồng vay tài sản. Nhận định này đã chứng tỏ Thẩm phán Hùng cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án, để loại bỏ chứng cứ thật, nhằm phi tang một nội dung thỏa thuận quan trọng giữa vợ chồng ông Bình bà Út với ông Minh như đã chúng tôi đã nêu. Với nội dung cam kết như trên, từ ngày 22/12 đến ngày 30/12/2009 vợ chồng ông Bình đã nhiều lần thỏa thuận giá để chuyển nhượng QSDĐ cho ông Minh, cuối cùng hai bên đã thống nhất với giá mua và bán là 90 triệu đồng, nên mới ra công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng. Và nếu là hợp đồng chuyển nhượng giả cách thì phải ký ngay thời điểm vay tiền và với giá bằng số tiền vay mới phù hợp.

Thẩm phán Hùng còn cho rằng hợp đồng chuyển nhượng chỉ ghi nhận về việc chuyển nhượng phần đất không ghi nhận về tài sản gắn liền vởi đất. Bởi lẽ: Tờ cam kết ngày 24/01/2010 vợ chồng ông Bình giao cho ông Minh được quyền sử dụng và chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất đã bán cho ông Minh. Thẩm phán Hùng đã cho “phi tang” giấy cam kết này để có cơ sở đưa ra một nhận định sai trái.

Chưa hết, Thẩm phán Hùng còn nhận định, trên đất có 02 căn nhà trong đó có 01 căn nhà của ông Lê Văn Phước được tặng cho sử dụng từ năm 2005; nhưng Thẩm phán Hùng lại không đưa ra được ông Phước có giấy tờ gì để chừng minh đó là tài sản của ông Phước, đồng thời trong suốt quá trình giải quyết vụ án ông Phước cũng không có bất cứ ý kiến hay đơn khiếu tố, phản tố gì để đòi quyền lợi cho mình. Đặc biệt ông còn không tham gia tố tụng mặc dù Tòa án có giấy triệu tập nhiều lần. Thẩm phán Hùng còn cho rằng, mức giá chuyển nhượng theo hợp đồng ghi nhận là 90 triệu đồng, trong khi giá trị thực tế theo biên bản thẩm định ngày 02/01/2014 là 333.902.000 đồng, nên giá chuyển nhượng không phù hợp với thực tế mà chỉ phù hợp với giao dịch dân sự về vay mượn. Nhận định này thật quá ấu trĩ, chẳng lẽ Thẩm phán Hùng lại không biết rằng giá hợp đồng chuyển nhượng 90 triệu (giá thời điểm năm 2009), còn đến năm 2014 (5 năm sau) mới thẩm định, khi đó giá thửa đất là 333, 902 triệu đồng (thậm chí giá nhiều tỷ đồng) cũng là việc rất bình thường. Hơn nữa tại thời điểm chuyển nhượng thửa đất này đang bị quy hoach để nhà nước thu hồi lấy đất phục cho mục đích an ninh, quốc phòng thì không có ai dám mua. Trường hợp của ông Minh lỡ đã bị ông Bình bà Út lừa lấy tiền rồi nên mới phải chấp nhận mua giá 90 triệu nhằm thu hồi phần vốn cho vay đã bị chiếm dụng…

Thẩm phán Hùng còn nhận định, đến ngày 24/9/2011 bị đơn vay thêm 10 triệu đồng và vẫn còn đóng lãi cho ông Minh (tuy nhiên chứng cứ này đã được ông Lê Thu Ngọ thừa nhận do ông Ngọ “làm giả”; điều này càng lộ rõ Thẩm phán Hùng đã đồng lõa với Lê Thu Ngọ, Lưu Thị Út, Lê Văn Bình để tạo lập chứng cứ giả đưa vào hồ sơ vụ án, tạo cơ hội cho vợ chồng ông Bình bà Út thực hiện được hành vi lừa đảo!

Chưa hết, Thẩm phán Hùng nhận định, hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Minh và vợ chồng ông Bình là vô hiệu và bị đơn chỉ nhận của ông Minh 70 triệu đồng và chỉ phải chịu mức lãi suất là 0,75%/ tháng trên tổng số tiền đã nhận. Như vậy, một lần nữa cho thấy Thẩm phán Hùng cố tình làm trái. Bởi lẽ: Hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Minh và vợ chồng ông Bình được ghi rõ là 90 triệu đồng mà “phán” cho bị đơn chỉ phải trả 70 triệu đồng là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, hợp đồng vay tiền ngày 22/6/2009 còn có xác nhận của UBND phường Châu Văn Liêm hai bên có thỏa thuận lãi suất cụ thể là 5% /tháng mà lại tính cho bị đơn chỉ phải trả lãi suất 0,75% / tháng là thiếu có cơ sở và không khách quan”.

Dư luận xã hội tại đây cho rằng,liệu trong sự vụ này Thẩm phán Nguyễn Phi Hùng có được “lại quả” một khoản nào không mà làm bất chấp pháp luật thế ?! Việc “phi tang và giả mạo” chứng cứ cùng những nhận định không khách quan trong quá trình xét xử đến việc ra phán quyết cho vợ chồng ông Bình (bị đơn) là đối tượng lừa đảo thắng kiện với trị giá nhà đất theo thị trường hiện nay lên đến hàng tỷ đồng.

Qua đó, phản ánh rõ nét Thẩm phán Nguyễn Phi Hùng đã có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án (vi phạm vào Điều 300 Bộ luật Hình sự). Ngoài ra Thẩm phán Hùng còn có dấu hiệu về hành vi cố ý ra bản án trái pháp luật (phạm vào Điều 295 BLHS), rất cần phải được xử lý nghiêm minh để làm gương…

Chúng tôi đề nghị Cục điều tra hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm rõ hành vi của thẩm phán Nguyễn Phi Hùng và Cảnh sát khu vực Lê Thu Ngọ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật, tránh oan sai cho những người dân vô tội, loại bỏ những con sâu mọt là những cán bộ tha hóa, biến chất trong các cơ quan nhà nước hiện nay./.

Bạn đang đọc bài viết Cần Thơ: Thẩm phán phi tang chứng cứ, làm trái luật pháp! (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...