Thứ tư, 24/04/2024 17:08 (GMT+7)

Hải Dương: Dân ‘tố’ lãnh đạo xã khuất tất trong thu hồi, đền bù đất

Giang San -  Thứ bảy, 10/11/2018 13:05 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều người làm đơn “tố” Bí thư, Chủ tịch UBND xã Lạc Long (Kinh Môn, Hải Dương) có nhiều khuất tất trong việc thu hồi, đền bù đất của người dân.

Còn hợp đồng 8 năm vẫn bị thu hồi?

Thời gian gần đây, tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử liên tục nhận được đơn thư của người dân đang sinh sống trên địa bàn xã Lạc Long (huyện Kinh Môn, Hải Dương). Trong đơn, nhiều người tố cáo trực tiếp ông Nguyễn Văn Quang, Bí thư xã Lạc Long và ông Nguyễn Văn Tin, Chủ tịch UBND xã Lạc Long khuất tất trong việc bị thu hồi đất, thanh lý hợp đồng của UBND xã.

Để rộng đường dư luận, PV đã trực tiếp xuống địa phương để tìm hiểu thông tin.

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Vĩnh và vợ là bà Đặng Thị Tư (trú thôn Xuân Cầu, xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) cho biết, năm 1998, ông bà được xí nghiệp cá Kênh Than cho ký hợp đồng sử dụng diện tích Thùng Đấu, Sông Cộc (cạnh giáp bờ Dọc cống Ghì, giáp song tiêu trạm bơm giáp địa giới xã Hiệp Hòa. Diện tích là 8.300 m2, thời hạn 20 năm, đến năm 2018 hết hạn.

Đơn thư của ông Lê Văn Vĩnh và ông Nguyễn Văn Toan.

Khi nhận hợp đồng, vợ chồng ông Vĩnh đã bỏ công sức thuê người đào, đắp bờ thành ao nuôi cá. Trong thời gian đó, ông Vĩnh khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, sản phẩm với xí nghiệp và không vi phạm cạnh tranh với ai.

“Đến 20/1/2013, để bảo vệ chân đê khỏi sụt lún, sạt lở, tôi được ban quản lý dự án PCBL tỉnh và huyện yêu cầu đến làm việc. Thứ nhất, thống nhất kiểm kê diện tích ao để đền bù thiệt hại trong thời giạn 2 năm bơm bùn đầy ao. Trong 2 năm đó, gia đình tôi được đền bù 52,8 triệu đồng. Gia đình tôi nhận được 2 lần đền bù tổng được 30 triệu đồng, còn 22,8 triệu đồng xã vẫn giữ của gia đình tôi từ năm 2004 đến nay chưa trả”, ông Vĩnh nói với phóng viên.

Ông Vĩnh kể, sau khi hút bùn lấp ao, gia đình ông được hai cán bộ phụ trách đê điều huyện và tỉnh yêu cầu gia đình bà san mặt bằng, sử dụng đến hết thời hạn hợp đồng (đến năm 2018) và không được đào ao nữa. Gia đình ông Vĩnh thuê máy hút bùn lấp tiếp cho cao, lại bỏ bao công sức cải tạo, canh tác mới trồng được cây rau, lúa.

Tuy nhiên, đến 4/10/2010, ông Vĩnh, bà Tư nhận được thông báo thu hồi diện tích hơn 8.300 m2 của UBND xã Lạc Long. “Nhận được thông báo thu hồi của xã mà tôi rụng rời chân tay. Bởi gia đình chúng tôi đã đổ bao nhiêu mồ hôi, nước mắt ở bãi này giờ ai ngờ lại trở thành tay trắng. Tất nhiên chúng tôi không đồng ý và làm đơn đề nghị họ xem xét lại. Nhưng đến ngày 3/6/2013, UBND xã đã đến cưỡng chế. Họ phá tung hoa màu, rau lúa tôi đang trồng. Lúc đó tôi còn hợp đồng đến 8 năm nữa mà bị họ lấy không”, ông Vĩnh kể lại.

Ông Vĩnh đau xót chỉ về đoạn đê ở bãi rộng hơn 8.300 m2 tốn bao công sức để đào, đắp bị thu hồi.

Được biết, đến năm 2016, UBND tỉnh Hải Dương quyết định xây lại trạm bơm mới trên diện tích đất mà gia đình tôi vẫn còn hợp đồng. Ông Vĩnh cho biết UBND tỉnh Hải Dương đền bù 580 triệu đồng cho xã nhưng gia đình ông không được xã đền bù.

Nhiều khuất tất?

Đó là những phản ánh của ông Nguyễn Văn Toan (trú thôn Ngô Đồng, xã Lạc Long, huyện Kinh Môn, Hải Dương). Ông Toan vừa có đơn gửi Thanh tra Chính phủ về việc này.

Theo đó, năm 1996, ông Toan nhận thầu khoán đoạn sông Kênh Than (từ bờ đắp 2 Kim Đậu đến giáp Hiệp Hòa với diện tích gần 34.000 m2. Ông làm hợp đồng với xí nghiệp cá Kênh Than và ngày 21/3/2013 được UBND xã Lạc Long cho ký tiếp đến 31/12/2017. Nội dung trong hợp đồng là sử dụng vớt bèo và bắt thu cá thiên nhiên.

“Trong thời gian thực hiện, tôi bỏ bao công sức vớt bèo, khơi thông dòng chảy, cải tạo, không làm ảnh hưởng đến dòng chảy, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Nhưng đến ngày 30/6/2014, ông Phạm Quyết Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Lạc Long gọi xuống đơn phương thanh lý hợp đồng”, ông Toan chia sẻ với PV.

Ông Nguyễn Văn Toan cho rằng, biên bản thanh lý hợp đồng có 4 vấn đề cần phải xem xét lại. Thứ nhất, cấp phó không có quyền thanh lý hợp đồng kinh tế của cấp trưởng khi chưa được ủy quyền; Văn phạm trong hợp đồng có nhiều điểm chưa đúng; hợp đồng của ông không vi phạm chỉ thị 12 của UBND tỉnh nhưng xã vin vào để thanh lý hợp đồng…

Đã nhiều lần ông Toan làm đơn và xuống UBND xã đề nghị nhưng lãnh đạo xã đùn đẩy lên huyện. Sau đó, ông Toàn làm đơn lên huyện thì lại bị đẩy trách nhiệm xuống xã. Tiếp tục đến đầu tháng 5/2017, ông Toan gửi đơn lên UBND tỉnh Hải Dương thì tỉnh gửi công văn xuống UBND huyện Kinh Môn yêu cầu giải quyết.

Ngoài ra, trong đơn thư, ông Nguyễn Văn Toan cũng cho rằng ông Phạm Văn Tuyến, thanh tra huyện Kinh Môn khi giải quyết sự việc của gia đình ông đã cố tìm cách lừa dối, đối phó để bao che cho các lãnh đạo UBND xã Lạc Long.

Trạm bơm Kênh Thanh xây trên diện tích 8.300 m2 trước đây ông Vĩnh có hợp đồng thuê lại.

“Sau khi thu hồi diện tích gần 34.000m2 mà tôi đã có hợp đồng thuê lại, lãnh đạo xã trong đó có ông Nguyễn Văn Tin đã cho hai người khác thuê lại để thả cá. Tôi không hiểu vì sao họ thanh lý hợp đồng của tôi để cho người khác thuê. Liệu trong việc này có khuất tất gì chăng?”, ông Toan đặt câu hỏi.

Để làm rõ vấn đề này, ngày 9/11, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Tin, Chủ tịch UBND xã Lạc Long. Trong buổi làm việc, ông Tin khẳng định việc thu hồi đất của gia đình ông Vĩnh và ông Toàn hoàn toàn đúng quy định. Tuy nhiên, một vài nội dung liên quan đến việc thu hồi, ông Tin lại 'thoái thác' bằng cách nói rằng xảy ra ở nhiệm kỳ trước hoặc không biết.

Những câu trả lời của Chủ tịch UBND xã Lạc Long, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ thông tin ở bài viết tiếp theo.

Bài 2: “Đổ lỗi nhiệm kỳ” và bi hài lãnh đạo xã ký, đóng dấu “trộm”?

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Dân ‘tố’ lãnh đạo xã khuất tất trong thu hồi, đền bù đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.