Thứ năm, 25/04/2024 20:15 (GMT+7)

Lâm Đồng: Có hay không con trai bí thư xã lấn chiếm đất Lâm nghiệp?

Hoàng Nguyễn -  Thứ sáu, 30/11/2018 09:21 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Gần đây, có nhiều dư luận về việc lấn chiếm, san gạt đất Lâm nghiệp trái phép tại tiểu khu 267C, lâm phần do Ban quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh quản lý.

Diễn biến sự việc
Theo ghi nhận của phóng viên, tại vị trí 267C thuộc địa bàn xã Hiệp An, một phần diện tích đất Lâm nghiệp rất lớn đã bị lấn chiếm, san gạt tạo thành 10 băng đất, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Nhẫn, Trưởng ban Quản lý rừng phòng hộ Đại Ninh, cho biết, vừa qua, sau khi đi kiểm tra và phát hiện sai phạm với tổng diện tích bị san ủi, lấn chiếm là 2,92 ha, BQL đã tiến hành lập biên kiểm tra và gửi về xã Hiệp An để tiến hành xử phạt hành chính, đồng thời đã gửi báo cáo lên huyện Đức Trọng.

Biên bản kiểm tra cũng nêu rõ các đối tượng vi phạm gồm 9 người, trong đó có Từ Hữu Chương - con trai của bí thư xã. Biên bản có ghi: “Chương mua lại phần diện tích 1 400m2 đất đã và đang được người dân khai thác nông nghiệp từ trước”.

 Vườn cà phê anh Chương mua lại đã hơn 10 tuổi

Trao đổi với PV, ông Trương Quang Tùng - Chủ tịch UBND xã Hiệp An - nói rằng, các cá nhân vi phạm đã hoàn thành nộp phạt theo quy định và khắc phục trồng lại cây bổ sung trên diện tích đất bị san ủi.

Tiếng nói người trong cuộc

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Từ Hữu Chương tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Đà Lạt. Chương ham học hỏi, năng động, sáng tạo, mạnh dạn tiếp thu và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, vì vậy Chương quyết định lập nghiệp theo con đường làm nông nghiệp sạch.

Chương tâm sự: “Cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính, vì thế mình luôn trăn trở để tìm hướng phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình, đóng góp một phần nhỏ công sức cho xã hội. Mình đã miệt mài tham khảo nhiều mô hình làm kinh tế có hiệu quả tại nhiều địa phương và nhận thấy, mô hình làm nông nghiệp trong nhà kính ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả kinh tế rõ nét. Hiện nay, mình có 1 mẫu 2 đất sản xuất nông nghiệp đang áp dụng mô hình công nghệ cao, với sản phẩm chủ yếu: Dưa baby, củ Cải đỏ, Cà chua baby…

Tuy nhiên, để làm nông nghiệp sạch hữu cơ rất khó, ngoài phụ thuộc những yếu tố khách quan còn có cả yếu tố chủ quan, đôi khi dù đã rất chú ý phòng tránh nhưng ruộng nhà bên có sâu bệnh chạy sang là hỏng cả một vụ rau…”

Được hỏi vì sao lại kinh doanh nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, Chương thật thà nói, mình vẫn luôn mong muốn có một diện tích đất phù hợp để phát triển nông nghiệp hữu cơ sạch. Vì vậy, vừa qua có đầu tư mua thêm một phần diện tích đất tại tiểu khu 267C mà không biết đó lại là khu đất Lâm nghiệp san ủi, lấn chiếm trái phép vì thấy bà con canh tác ở trên mảnh đất này lâu rồi.

Ông Từ Văn Sậu, Bí thư đảng ủy xã Hiệp An, bố đẻ của Anh Chương, cho biết: “Ban đầu, khi biết tin con trai là Từ Hữu Chương có liên quan đến sự việc lấn chiếm, san ủi đất Lâm nghiệp trái phép, tôi rất buồn. Sau khi bình tĩnh, xác minh sự việc thì được biết do Chương đam mê làm nông nghiệp sạch, được bạn bè rủ đi thăm đất, thấy vị trí đất đẹp, cách biệt bên ngoài, lại có nguồn nước suối tự nhiên, Chương thấy phù hợp với dự án của mình nên có mua lại một diện tích đất là 1.400 m2 để thử nghiệm trồng rau hữu cơ, mà không biết đó là đất lâm nghiệp san ủi, lấn chiếm trái phép”.

Giấy sang nhượng đất của anh Bon Yo Khim cho anh Chương

Qua sự việc nêu trên, cho thấy nhu cầu sử dụng quỹ đất nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện Đức Trọng còn rất lớn nhưng huyện chưa có giải pháp cân đối để tạo ra mặt bằng đất đai phù hợp cho việc trồng các loại cây.

Nhiều người dân còn thiếu hiểu biết về pháp luật, đề nghị các ngành chức năng của huyện có biện pháp cân đối, mở rộng thêm quỹ đất nông nghiệp tại địa phương giúp người dân có thêm quỹ đất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, tránh tình trạng mua bán đất rừng trái phép, vi phạm pháp luật, dù là vô tình hay cố ý. Việc của anh Từ Hữu Chương cũng là bài học cho người dân khi đi sang nhượng lại đất để sản xuất.

Tuy nhiên, để xảy ra tình trạng này trong thời gian rất dài mà không biết thì phải xem xét lại trách nhiệm của BQL rừng phòng hộ Đại Ninh khi được giao quản lý lâm phần trên địa bàn.

Bạn đang đọc bài viết Lâm Đồng: Có hay không con trai bí thư xã lấn chiếm đất Lâm nghiệp?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng