Thứ năm, 28/03/2024 20:44 (GMT+7)

Người dân 'cõng đơn' đi đòi bồi thường vì đền bù chưa thỏa đáng

Tùng Anh - Trần Thực -  Thứ ba, 09/06/2020 09:08 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đất của gia đình bị san ủi để thực hiện dự án khi chưa thống nhất được phương giá đền bù, gây thiệt hại về kinh tế, người dân “cõng đơn” khi khiếu nại khắp nơi.

Cho rằng việc bồi thường đất của gia đình bị thu hồi thực hiện dự án Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt căn cứ BCH quân giải phóng Miền Nam Việt Nam – Tà Thiết chưa thoảng đáng, nhiều năm qua bà Nguyễn  BÍch Thủy, trú tại Nhà truyền thống khu phố 7, thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương “cõng” đơn đi gõ cửa các cơ quan chức năng khiếu nại về việc này, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Đơn khiếu nại của người dân gửi cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước và nhưng đơn vị có liên quan.

Theo đơn cầu cứu gửi tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử, bà Nguyễn Bích Thủy cho biết, ngày 08/03/2018 UBND huyện Lộc Ninh ban hành quyết định số 628/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ dự án Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt căn cứ BCH Quân giải phóng miền nam Việt Nam – Tà Thiết (KDTLSTT), địa điểm tại xã Lộc Thịnh và xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (đợt 01).

Trong đó diện tích đất hỗ trợ bị thu hồi là 20.277 m2 đất trồng cây lâu năm và các loại tài sản khác trên đất gồm có: một căn nhà tạm loại 1 có diện tích 47 m2, giếng đào (có từ năm 1970), cây cao su (năm 2010), bắp xen canh v.v... Tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là 509.068.000 đồng.

Theo bà Nguyễn Bích Thủy khẳng định tổng diện tích đất của gia đình là khoảng hơn 3ha, có nguồn gốc nhận tặng cho từ bà Trần Thị Duyên (tức bà Hai Thông) từ năm 1993, sử dụng ổn định từ đó cho tới nay.

Việc cho tặng có lập văn bản và có sự chứng kiến làm chứng của nhiều người gồm: Đại tá Nguyễn Thanh Bình ( Nguyên Chỉ huy trưởng huyện Lộc Ninh), ông Lâm Dương, ông Lê Văn Phương, bà Phạm Thị Ngọc Diệp và ông Trần Văn Sự, hiện cùng trú tại xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

"Hiện nay, phần diện tích đất của gia đình đã bị thu hồi để thực hiện dự án KDTLSTT là khoảng 2,5ha ( trong đó có khoảng 2ha đất tiếp giáp với mặt đường ĐT 754 và khoảng 0,5ha tiếp giáp với đất của một hộ gia đình khác) chứ không phải chỉ khoảng 2ha đất thu hồi theo ghi nhận trong Văn bản số 744/UBND-NC).

Đồng thời, cơ quan chức năng của huyện Lộc Ninh khi tiến hành xác minh nguồn đất đã không xem xét văn bản tặng cho đất và không lấy ý kiến của những người biết rõ nguồn gốc đất này. Dẫn tới Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng (HĐBTGPMB) tiến hành kiểm kê hiện trạng sử dụng đất, áp giá bồi thường, hỗ trợ để tham mưu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho tôi không xem xét đến quá trình quản lý, sử dụng đất của gia đình tôi từ trước ngày 15/10/1993 dẫn đến việc bồi thường, hỗ trợ cho gia đình tôi với số tiền là 509.068.000 đồng không đúng theo quy định của pháp luật đã gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi" bà Thuỷ cho biết.

Vị trí khu đất của gia đình bà Thủy bị thu hồi để thực hiện dự án.

Trao đổi thêm với phóng viên, đại diện hộ gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, mặc dù gia đình chưa đồng ý bàn giao mặt bằng, chưa thống nhất đơn giá bồi thường và đã gửi đơn khiếu nại chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì HĐBTGPMB đã cho tiến hành san ủi mặt bằng, dẫn đến cây cao su và cây trồng trên diện tích đất còn lại (đất không nằm trong diện thu hồi) bị mưa, ngập nước chết, cây cối gãy đổ không thể khắc phục, gây thiệt hại lớn cho gia đình.

Và trong suốt quá trình canh tác không hề có cơ quan chức năng nào kiểm tra hay lập biên bản nói rằng đất này là lấn chiếm. Chỉ đến khi có chủ trương thu hồi đất thì lúc này chính quyền mới đi kiểm tra xác minh rồi nói đất này là đất lấn chiếm.

Nhưng thực chất, diện tích đất của gia đình có nguồn gốc cho tặng, có giấy tờ đầy đủ và canh tác ổn định từ trước tới bây giờ. Bên cạnh đó, từ thời điểm gia đình khiếu kiện sự việc cho đến nay thì UBND huyện Lộc Ninh chưa lần nào mời gia đình lên để đối thoại, trả lời giải quyết dứt điểm cho người dân.

Để khách quan trong việc thông tin, phóng viên đã liên hệ với UBND huyện Lộc Ninh để giải đáp những thắc mắc thì ngày 20/04 UBND huyện Lộc Ninh đã có Công văn số 312/UBND-NC trả lời TC Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử.

Cụ thể, đến nay UBND huyện đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng đồng thời người dân đã thống nhất nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công thực hiện công trình.

Tuy nhiên, đến thời gian này chỉ còn duy nhất gia đình bà Thủy không đồng ý về chính sách bồi thường về đất mà chỉ thống nhất về đơn giá bồi thường về cây trồng, vật nuôi, kiến trúc trên đất (đã nhận tiền bồi thường về cây trồng, vật kiến trúc trên đất đã nêu). Theo biên bản xác minh nguồn gốc đất lập ngày 09/01/2018 cho thấy phần diện tích hơn 10.020,2m2 tiếp giáp mặt đường ĐT754 nằm trong phần diện tích thu hồi 20.277m2, thuộc khu vực xây dựng hàng rào và tạo hồ cảnh quan thuộc KDTLSTT  nay nguồn gốc đất của gia đình bà Thủy bị thu hồi thực hiện dự án là đất xâm canh lấn chiếm trước ngày 01/07/2014, nên được hỗ trợ 25% đơn giá theo quyết định của UBND tỉnh  ban hành quy định bảng giá đất  các  loại đất trên địa bàn tỉnh tại thời điểm thu hồi đất theo chính sách bồi thường đã được UBND tỉnh cho phép tại Công văn 78/UBND-KT ngày 11/01/2018.

Trong quá trình thực hiện dự án, UBND huyện đã nhiều lần vận động ông Nguyễn Đình Bảy (là chồng của bà Nguyễn Bích Thủy); đồng thời được sự vận động của Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Đình Bảy đã tự cắt cây bàn giao mặt bằng và nhận số tiền bồi thường hỗ trợ vật kiến trúc cùng cây trồng trên đất với số tiền là 350.000.000 đồng (Ba trăm năm mươi triệu đồng).

Khi PV đặt câu hỏi, theo phản ánh một số hộ gia đình có phần diện tích đất gần, thậm chí là giáp ranh với đất của bà Nguyễn Thị Bích Thủy nhưng vẫn được bồi thường 100% về đơn giá đất thì được ông Hoàng Nhật Tân, Chủ tịch UBND huyện Lộc Ninh cho hay: “Đúng sát ngay của nó (PV - tức là đất của bà Nguyễn Thị Bích Thủy) là đất của những người dân tộc trồng lúa từ thời kháng chiến chống Mỹ. Đến bây giờ thu hồi của họ thì cái rừng mà, rừng với ruộng tiếp giáp nhau, nhưng phần trên về mặt pháp lý vẫn là đất của Ban quản lý rừng, nghĩa là đất nông nghiệp.

Đất nông nghiệp thì người A chiếm bán lại cho người B, người B cho lại người C, nhưng bản chất vẫn là lấn chiếm từ đất rừng. Do vậy không thể đánh đồng bằng cái đất nông nghiệp, mà những người dân tộc người ta làm và ở từ thời chống Mỹ tới giờ được.

Chúng tôi làm có tình có lí chứ chúng tôi có ép người nọ, nhường người kia đâu. Những người kia sao được cái giá bồi thường như thế, chỉ những người đồng bào, dân tộc làm ruộng ở đó (gọi là Sóc Tà Thiết) mới được bồi thường như giá đất nông nghiệp còn lại những người khác thì không được, chỉ đồng bào dân tộc mới được như vậy thôi”.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.

Bạn đang đọc bài viết Người dân 'cõng đơn' đi đòi bồi thường vì đền bù chưa thỏa đáng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.