Thứ sáu, 19/04/2024 18:19 (GMT+7)

Nhiều điều cần làm sáng tỏ tại kết luận của Công ty Than Mông Dương

Sơn Hông - Đình Đình -  Thứ tư, 28/11/2018 08:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sau vụ tai nạn thì, việc kéo goong trong hầm lò từ -250 lên – 97,5 có đảm bảo đúng theo kỹ thuật? Công ty CP than Mông Dương thực hiện kéo 2 goong có đúng với quy trình được cấp phép?.

Đến nay, dư luận và người dân đất Mỏ đang trông chờ vào kết luận cụ thể vụ việc tai nạn lao đông (TNLĐ) đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại chân ngầm T1 (mức -97,5 đến -250) K8, cánh Tây phân xưởng vận tải lò 1 thuộc Công ty CP than Mông Dương VINACOMIN  quản lý.

Một bản thông báo sơ sài mà Công ty CP than Mông Dương cung cấp về sự cố tai nạn lao động của công nhân Cao Xuân Thắng

Trước đó, vào ca 2 ngày 22/10/2018, thực hiện lệnh sản xuất của Quản đốc Phan Xuân Hải, Phó Quản đốc Lê Quang Ngọc giao việc cho nhóm công nhân gồm 7 người làm nhiệm vụ vận tải hệ thống trục tải T1 để chở người và vận chuyển vật liệu, than, đất, đá,..

Đầu ca, các công việc tiến hành bình thường. Đến khoảng 20h, sau khi nhóm đã thực hiện nhiệm vụ vận chuyển người và vận chuyển được 5 chuyến đá đá, công nhân Cao Xuân Thắng đã móc liên kết 2 goòng; công nhân Thậm cáp để kéo 2 goòng đất đá ở nhánh có tải, xong việc công nhân Thậm đánh tín hiệu cho tời kéo lên, còn công nhân Thắng di chuyển ra phía ngoài cửa gió sắt.

Khi tời kéo 02 goòng đất, đá lên được 100 mét thì bị tuột liên kết giữa 01 goòng; goòng thứ 02 phía sau trôi tự do xuống chân trục va đập vào các goòng đất đá ở nhánh có tải. Các goòng đất đá bị va đập đột ngột, đẩy dồn goòng thứ 4 phía ngoài ép vào công nhân Thắng đang đi tại vị trí cách cửa hầm y tế ra ngoài gây tai nạn nghiêm trọng cho công nhân Cao Xuân Thắng.

Thông tin sau đó được đăng tải trên tờ giadinhvietnam về nguyên nhân gây tai nạn, Hội đồng kỷ luật nhận định Phó Quản đốc Lê Quang Ngọc chưa thực hiện tốt công tác kiểm tra các điều kiện an toàn kỹ thuật đầu ca của tuyến trục; giao việc kéo thả 02 goòng/01 chuyến nhưng kiểm tra giám sát, hướng dẫn công nhân thực hiện chưa nghiêm túc theo quy định; để công nhân làm sai quy trình, sử dụng các vật tư phục vụ móc liên kết các goòng không đúng quy cách nên xảy ra sự cố nghiêm trọng, gây tai nạn.

Trách nhiệm của Quản đốc Phan Xuân Hải cũng được chỉ rõ như: Tổ chức thả kéo 02 goòng/01 chuyến theo biện pháp kỹ thuật an toàn của lệnh sản xuất nhưng kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở công nhân chấp hành quy trình, biện pháp làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động chưa nghiêm túc, chưa hiệu quả, để cấp dưới làm sai, xảy ra sự cố.

Ngoài ra, nhóm công nhân manơ goòng chân trục -250 cũng vi phạm biện pháp an toàn kỹ thuật, sử dụng goòng thiếu móc, dùng xích móc goòng không đúng quy cách, thao tác,…

Sau khi sự việc xảy ra, đến nay Công ty CP than Mông Dương cũng chỉ có thông tin “sơ khai” dẫn đến sự cố TNLĐ cho công nhân Cao Xuân Thắng mà chưa đề cập và lý giải sâu đến nguyên nhân của sự cố trên.

Trước tình hình đó, công nhân thợ lò thuộc Công ty CP than Mông Dương tỏ ra hoang mang, lo lắng và đặt nhiều câu hỏi về môi trường làm việc trong các hầm lò khai thác than thuộc Công ty than Mông Dương quản lý, khai thác có đảm bảo an toàn lao động hay không?.

Đặc biệt, việc kéo goong trong hầm lò từ -250 lên – 97,5 có đảm bảo đúng theo kỹ thuật? Công ty CP than Mông Dương thực hiện kéo 2 goong có đúng với quy trình được cấp phép?.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin! 

Bạn đang đọc bài viết Nhiều điều cần làm sáng tỏ tại kết luận của Công ty Than Mông Dương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...