Thứ sáu, 19/04/2024 17:01 (GMT+7)

Ghế massage Okia: Mập mờ nguồn gốc, xuất xứ

Tuấn Trần -  Thứ tư, 02/01/2019 15:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thời gian gần đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc mua phải sản phẩm ghế massage Okia không rõ nguồn gốc.

Mới đây, Tòa soạn liên tục nhận được thông tin phản ánh về việc ghế massage Okia của Công ty TNHH Thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu mập mờ về nguồn gốc xuất xứ. Nhằm xác minh nội dung thông tin phản ánh, PV đã khảo sát thực tế, ghi nhận tại 1 số điểm bán sản phẩm ghế massage Okia và nhận thấy những phản ánh trên là hoàn toàn có cơ sở. Cụ thể, trong vai người mua hàng, PV đã có mặt tại số 222 Trần Duy Hưng, tầng 1, BigC Thăng Long nơi gian hàng bày bán của sản phẩm ghế massage Okia. Tại đây chúng tôi được tư vấn về các loại ghế massage khác nhau. Với những dòng sản phẩm có giá trị từ 40 -250 triệu đồng. Nhân viên này còn khẳng định rằng, tất cả ghế massage tại đây đều là hàng chính hãng nhập khẩu nguyên chiếc tại Malaysia.

Thế nhưng, theo quan sát của PV thông tin trên chiếc ghế massage này không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, thay vào đó là tem nhãn với thông tin rất sơ sài bằng tiếng Anh. Giới thiệu là sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc nhưng khi ngỏ ý muốn xem các giấy tờ chứng minh hàng chính hãng thì nhân viên tại đây từ chối với lý do lúc nào khách hàng mua sẽ có giấy tờ đầy đủ.

Trước những dấu hiệu mập mờ về nguồn gốc xuất xứ, PV đã có buổi làm việc trực tiếp với đại diện Công ty TNHH thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu để xác minh các thông tin liên quan đến vấn đề trên. Tại buổi làm việc, trái với những gì nhân viên bán hàng khẳng định, bà Lâm Thị Nga, Giám đốc công ty lại cho biết tất cả sản phẩm của Okia sản xuất và nhập khẩu nguyên chiếc tại Trung Quốc và phát triển theo công nghệ của Malaysia. Bà Nga còn khẳng định thêm: “Tất cả sản phẩm của công ty đều được dán tem nhãn phụ đầy đủ”. Mặc dù bà Nga khẳng định như thế nhưng ngay sau buổi làm việc PV đã có mặt khảo sát thêm một số Showroom bán hàng khác của Okia. Cụ thể, tại điểm bán hàng tầng 2, Siêu thị Điện máy Pico (76 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), trái ngược hoàn toàn với những gì đại diện của Công ty TNHH chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu trả lời, nhân viên ở đây vẫn khẳng định tất cả ghế massage ở đây đều là hàng chính hãng sản xuất và nhập khẩu nguyên chiếc tại Malaysia. Đặc biệt hơn, theo quan sát của PV, tất cả sản phẩm ở đây đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, trái ngược hoàn toàn với lời nói của đại diện công ty.

Khi được hỏi về lý do tại sao lại không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt thì nam nhân viên trả lời: “Dán vào thì rất đơn giản, bên em làm được ngay nhưng làm thì không cần thiết lắm”!. Sản phẩm ghế massage Okia không có nhãn mác tiếng Việt. Được biết, căn cứ khoản 3 Điều 9 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định: "Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc”.

Như vậy, với việc nhân viên bán cho rằng không cần thiết dán tem nhãn tiếng Việt thể hiện việc coi thường quyền lợi chính đáng của khách hàng. Liệu đây là hậu quả của sự lười biếng từ nhân viên bán hàng hay không nằm trong yêu cầu cần có của lãnh đạo công ty ? Vẫn chưa dừng lại ở đó, cùng một câu hỏi về giấy chứng nhận CO.CQ (CO: Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ; CQ: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm - PV) của chiếc ghế massage Okia, lại một lần nữa câu trả lời lại trái ngược hoàn toàn giữa công ty và nhân viên bán hàng.

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, đại diện của công ty cho biết: Ghế massage Okia chỉ có CO chứ không có CQ vì theo quy định của pháp luật Việt Nam chưa yêu cầu. Nhưng nhân viên tại điểm bán hàng trên lại khẳng định ghế massage Okia có đầy đủ giấy CO và CQ. Trước những thông tin mâu thuẫn về phía công ty và nhân viên bán hàng khiến người tiêu dùng liên tục bàng hoàng và đặt ra nhiều câu hỏi, phải chăng người tiêu dùng đang bị đánh lừa bởi nguồn gốc thật sự của ghế massage? Trong khi đó, tại Điều 8, Luật Bảo vệ người tiêu dùng: Quyền của người tiêu dùng được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

Ở một khía cạnh khác, trên website chính thức (Okiaglobal.com) Công ty TNHH thiết bị và chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu có rất nhiều thông tin khác nhau về các sản phẩm. Tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy được thông tin nào liên quan đến đến nguồn gốc xuất xứ hay thông tin sản xuất của các sản phẩm, thay vào đó chỉ là dòng giới thiệu rất mập mờ: “Khởi nguồn từ Malaysia”. Trước những thông tin mâu thuẫn giữa đại diện công Công ty TNHH thiết bị chăm sóc sức khỏe Toàn Cầu và nhân viên của công ty đã tư vấn bán hàng với người tiêu dùng, khiến dư luận liên tục đặt ra nhiều câu hỏi. Đối với các khách hàng đã từng mua sản phẩm tại công ty này có quyền được khởi kiện và đòi bồi thường hay không? Người tiêu dùng cần cân nhắc khi bỏ ra một số tiền lớn để mua sản phẩm ghế massage để tránh tình trạng “bỏ núi tiền để nhận về trái đắng”.

Với việc mập mờ trong xuất xứ hàng hóa như sản phảm massage Okia, đề nghị Cục quản lý thị trường Hà Nội và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội vào cuộc làm rõ, trả lại quyền lợi  cho người tiêu dùng.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Ghế massage Okia: Mập mờ nguồn gốc, xuất xứ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước