Thứ sáu, 19/04/2024 19:23 (GMT+7)

Gia Lai: Ép người lao động trả nợ nhưng chậm trả chế độ BHXH-Bài 1

Mai Trung -  Thứ tư, 23/05/2018 09:02 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Việc chậm giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tại Công ty TNHHMTV cà phê IaChâm đã khiến người dân bức xúc.

Trụ sở Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm tại xã Ia Tô huyện Ia Grai

Đặc biệt là việc chiếm giữ trái phép hàng loạt giấy CNQSDĐ hợp pháp của người lao động đã gây ra khiếu kiện khắp nơi.


Giữ giấy CNQSDĐ để ép người lao động trả nợ

Đơn khiếu kiện của người dân


Theo tố giác của ông Phạm Đình Cảnh trú tại thôn 4 xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đối với Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm (trước đây là nông trường Ia Châm) trực thuộc Tổng công ty Cà phê Việt Nam: Năm 1993 khi vào làm công nhân tại đội 26/3, ông Cảnh được nhận giao khoán một lô cà phê. Quá trình làm công nhân, giữa hai bên làm biên bản thỏa thuận về nộp sản phẩm. Năm 1999 ông xin thôi làm công nhân, lúc này công ty cho biết ông còn nợ công ty cà phê Ia Châm một khoản tiền hơn 30 triệu đồng. Đến năm 2006, sau khi trả xong tiền nợ thì ông lại tiếp tục được thông báo vẫn còn nợ công ty 19.948.670 đồng. Từ đó đến nay công ty đã tính số lãi phải trả là 114.849.096 đồng (công ty tính lãi 12%/năm, vượt trần quy định lãi suất của NHNN), nếu tính cả tiền gốc thì ông Cảnh phải trả 134.666.288 đồng. Vì số tiền quá lớn, ông Cảnh không có điều kiện trả nên Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm đã tự ý giữ lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất củaông (CNQSDĐ) để ép trả nợ. Và ông cũng chỉ là một trong rất nhiều trường hợp mà công ty chiếm giữ GCNQSDĐ trái phép.
Chính điều này đã khiến người lao động của Công ty cà phê Ia Châm bức xúc kiến nghị, gửi đơn thư khiếu kiện khắp nơi.


25 năm chưa được trả chế độ bảo hiểm xã hội


Tìm các nhân vật đồng đứng đơn thư khiếu kiện, ông Nguyễn Tất Thành - trú thôn 4 xã Ia Tô - với mái tóc đã bạc kể “từ năm 1993 đến giờ tôi chưa được thanh toán chế độ nghỉ việc gì cả. Tôi cũng có lên công ty hỏi nhưng công ty bảo cứ từ từ. Cứ từ mãi, đến bây giờ vẫn chưa được nhận một cái gì.”


Bà Nguyễn Thị Thu - trú tại thôn 4 xã Ia Tô huyện Ia Grai - cho biết “trước đây hai vợ chồng làm công nhân của Nông trường cà phê Ia Châm, đến khi nghỉ thì chồng tôi được thanh toán 21 năm mấy tháng. Còn tôi lên nông trường để thanh toán tiền thôi việc này kia thì họ lại bảo không có tên trên nông trường. Bây giờ tôi chỉ còn giữ cái bảo hiểm y tế và quyết định tuyển dụng công nhân thôi, nhưng cầm lên họ, họ lại bảo không có.”
“Không chỉ vậy, gia đình cứ có hai người làm công nhân thì một người có người không. Như anh chồng chị dâu tôi ấy, chị dâu thì có anh chồng thì không.” Bà Thu chia sẻ thêm
Ông Nguyễn Gia Nhân cũng sinh sống tại thôn 4 còn bức xúc thổ lộ “Tôi còn giữ được cả quyết định tăng bậc lương mà cầm lên người ta cứ khất lần khất lửa. Cách đây năm tháng chúng tôi kéo lên công ty để hỏi thì họ bảo cứ từ từ họ thanh toán. Người như chúng tôi ở đây có mà trên dưới 100 người, không được thanh toán chế độ nào cả.”


Không có lửa thì sẽ không có khói, người dân không thể tự vu oan cho công ty nơi mình đã từng lao động. Như vậy có thể khẳng định rằng, Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm đã mập mờ tiền lãi vay đối với người lao động và chế độ của công nhân, khiến cho người lao động rơi vào bức xúc khiếu kiện kéo dài.

Văn bản kết luận buổi làm việc của UBND huyện Ia Grai với Công ty TNHH MTV cà phê Ia Châm

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Ép người lao động trả nợ nhưng chậm trả chế độ BHXH-Bài 1. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...