Thứ bảy, 20/04/2024 05:22 (GMT+7)

Hà Nội: Cưỡng chế thu hồi đất xây dựng tuyến đường 2,5

Nguyễn Thế Lợi -  Thứ sáu, 28/09/2018 14:01 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Sáng ngày 28/9, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 2,5 (đoạn Đầm Hồng – Quốc lộ 1).

Sáng ngày 28/9, Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai tổ chức cưỡng chế thu hồi đất thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 2,5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1) thuộc địa bàn phường Định Công đối với một số hộ dân nằm trong diện giải toả nhưng không đồng thuận bàn giao mặt bằng.

Đúng 7h30 sáng, lực lượng cưỡng chế đã có mặt tại hiện trường. Công tác bảo vệ an ninh, phương án phân luồng giao thông, phòng cháy chữa cháy, y tế đã được phường chuẩn bị rất chu đáo, cẩn thận, luôn luôn sẵn sàng tránh có những tình huống xấu xảy ra.

Có mặt tại hiện trường, ông Đặng Xuân Chiến - Phó Chủ tịch UBND phường Định Công cho biết: “Đợt cưỡng chế lần này tổng số có 32 hộ, qua tuyên truyền vận động thường xuyên thì đã có 21 hộ nhận tiền đền bù, còn 11 hộ không nhận. Nhưng đến ngày hôm qua (trước ngày cưỡng chế 1 ngày - PV) thì đã vận động được tiếp 8 hộ nhận tiền. Như vậy, sáng nay chỉ cưỡng chế có 3 hộ”.

Theo quan sát của Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử khi lực lượng cưỡng chế đến, ông Nguyễn Thăng Long - Chủ tịch UBND phường Định Công đọc quyết định cưỡng chế thì các hộ còn lại đã đồng ý di chuyển đồ đạc, tài sản và ký vào biên bản nhận tiền đền bù, bàn giao mặt bằng.

Trước đó, ngày 11 - 4 - 2017, UBND quận Hoàng Mai đã ban hành các quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 24 hộ gia đình, cá nhân chưa chấp hành chủ trương, chính sách của Nhà nước. Sau nhiều lần gia hạn, quận Hoàng Mai tổ chức thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với các trường hợp nói trên.

Tại hiện trường, ông Nguyễn Thăng Long - Chủ tịch UBND phường Định Công đọc quyết định cưỡng chế.

Lực lượng giải phóng mặt bằng giúp người dân di chuyển tài sản.

 Sau khi di dời tài sản của các hộ dân, máy ủi bắt đầu san lấp mặt bằng.

Trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng cưỡng chế không gặp bất cứ sự cản trở, gây khó khăn nào của các hộ dân.

Thông tin thêm về dự án đường 2,5 Hà Nội (theo wikipedia)
Đường vành đai 2.5 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ phụ trợ tuyến đường vành đai 2 và đường vành đai 3 của Hà Nội, dài khoảng 30 km, đi qua các quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tuyến nằm hoàn toàn trong nội đô Hà Nội.
Đường vành đai 2.5 thực chất là kết hợp nhiều tuyến đường đã có sẵn, bao gồm toàn bộ các tuyến đường, phố sau: đường trục khu đô thị Tây Hồ Tây, đường Nguyễn Văn Huyên, đường Dương Đình Nghệ, đường Trung Kính, đường Hoàng Đạo Thúy, đường trục khu đô thị Khương Đình, đường trục khu đô thị Định Công, đường Kim Đồng, phố Tân Mai, phố Đền Lừ. Riêng đoạn từ đường Hoàng Đạo Thúy đến đường Kim Đồng gồm nhiều đường nội thị nhỏ.
Theo quy hoạch cho giai đoạn I, sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng và nâng cấp mở rộng thành đường vành đai đô thị cấp 2 đoạn từ Vĩnh Tuy - Đền Lừ - Tân Mai - Kim Đồng - KĐT Định Công. Trong giai đoạn II, sẽ chỉnh trang mở rộng tuyến từ Hoàng Đạo Thúy đến KĐT Tây Hồ Tây. Từ năm 2025 sẽ hoàn thành nốt các đoạn còn lại trong đó có hợp phần quan trọng nhất Hoàng Đạo Thúy - KĐT Định Công.
Đường vành đai 2,5 hiện đang được thi công đoạn qua khu đô thị Tây Hồ Tây (quận Tây Hồ) và đoạn Đầm Hồng - Giáp Bát (quận Hoàng Mai). Tính đến năm 2015, đoạn đường vành đai 2,5 đi qua địa bàn các quận Cầu Giấy và Hoàng Mai (đoạn Giáp Bát - Đền Lừ) đã được hoàn thành.
Đường vành đai 2.5 giao cắt với đường Cầu Giấy - Xuân Thủy tại nút Trần Thái Tông, với đường Trần Duy Hưng tại nút Hoàng Đạo Thúy, với đường Giải Phóng tại nút Kim Đồng.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Cưỡng chế thu hồi đất xây dựng tuyến đường 2,5. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...