Thứ bảy, 20/04/2024 21:14 (GMT+7)

Chính quyền huyện Thuận Châu có “phù phép” để lấy đất của dân?

Nhóm PV -  Thứ tư, 14/08/2019 15:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự án Xây dựng NM Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu, Sơn La mặc dù chưa chính thức triển khai, thế nhưng đã lộ nhiều điểm bất cập ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều hộ dân thuộc diện dân tộc thiểu số.

Môi trường, nguồn nước bị đe dọa

Khu đất dự án Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu

Đặc thù Nhà máy Chế biến tinh bột sắn là sử dụng khối lượng sắn rất lớn, 1 tấn sản phẩm bột sử dụng khoảng 25-40m3 và từ đó cũng thải ra khoảng 20-38m3. Trong quá trình sản xuất tinh bột sắn sẽ phát sinh chất thải ở các dạng nước thải, khí thải và chất thải rắn. Mặt khác, do có một lượng tinh bột không nhỏ thoát ra nên nước thải càng có độ ô nhiễm cao. Theo thống kê chỉ có khoảng 10% tổng lượng nước thải qua xử lý, số còn lại được xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Nước thải từ các Nhà máy chế biến tinh bột sắn đều có hàm lượng hữu cơ, nhiều chất rắn và có tính axit cao. Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu, công suất 400 tấn sản phẩm/ngày đêm dự kiến lượng nước khai thác 1000 m3 ngày đêm, nước thải là 1.500 m3 ngày đêm. Nguồn nước khai thác từ mạch nước ngầm và từ suối Chiềng La. Đây cũng là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của bà con. Như vậy, lo lắng của các hộ dân về ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn nước là hoàn toàn có cơ sở.

Để triển khai được dự án thì phải có đánh giá tác động môi trường , khi PV hỏi người dân là họ đã được chính quyền hay doanh nghiệp gọi lên để tham vấn cộng đồng chưa, họ trả lời chúng tôi không thấy ai gọi và nếu có họ cũng không đồng ý vì khu vực dự án nhà máy có nhiều hang caster, không đảm bảo xây dựng nhà máy, có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

Chính quyền “làm phép” đất của dân?

Theo đơn phản ánh, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có mặt tại xã Noong Lay, huyện Thuận Châu để tìm hiểu.

Dự án Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu tuy mới được UBND chấp thuận chủ trương đầu tư, chủ đầu tư chưa làm xong các thủ tục pháp lý, chưa đền bù GPMB cho 13 hộ dân có đất trong dự án nhưng đã tập trung máy móc, thiết bị đến san lấp mặt bằng, gây bức xúc cho người dân, chính quyền sở tại thì thực hiện phương châm “không biết, không thuộc lĩnh vực chuyên môn”.

Hiện nay, các hộ dân đã dựng lều trại trên chính thửa đất của mình, hàng ngày bỏ công việc đồng áng để giữ đất, sau khi đã nhiều lần làm đơn kêu cứu gửi các cấp chính quyền và báo chí. UBND huyện Thuận Châu đã lập tổ công tác theo quyết định số 1391/QĐ-UBND ngày 28/6/2019 để xác minh nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, quy chủ các thửa đất tại khu vực dự kiến xây dựng Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu.

Một số hộ dân có Giấy CNQSDĐ nằm trong dự án cho rằng, Chính quyền đã không xác minh  những người dân đang có đất và tranh chấp mà tự ý sửa lại bản đồ trước đây khi cấp đất cho họ. Hiện những người dân này vẫn có bản đồ gốc. Tuy nhiên, vị trí số ô sổ thửa của họ đã bị di chuyển sang một vị trí khác không nằm trong dự án hoặc bị chồng lấn sang vị trí hộ gia đình khác trước đó đã nhận đền bù?

 Ông Lường Văn Sáng, hộ dân có đất nằm trong dự án cho biết: “Từ những năm 1999, gia đình chúng tôi đã nhận đất và sử dụng sau đó cho ông Quân mượn để trồng ngô giống để cung cấp ngô giống cho chúng tôi. Việc này 13 hộ dân chúng tôi cho ông Quân mượn nên chúng tôi không thế nào mà lại quên đất của chính mình. Thửa nhà tôi ở thửa 53 ở bản đồ nằm trọn trong dự án, nhưng giờ đây cán bộ xã lại chỉ thửa nhà tôi sang tít sau ngọn đồi xa kia”.

Tương tự, ông Nguyễn Đức Toàn có 3 thửa đất 43, 54 và 51 nằm trong dự án, giờ đây thửa số 51 của anh cũng bị đẩy ra chỗ khác, nằm ngoài dự án. Các hộ dân còn bức xúc cho rằng cán bộ đã “chế” một bản đồ mới, khác với bản đồ trước đó nhằm thay đổi thông tin các ô đất, thửa đất?

Các hộ dân ở đây cho biết, sau khi chính quyền xã sửa bản đồ mới yêu cầu dân bản lên ký và còn dọa nếu không giao đất thì đi tù ? Tuy nhiên, các hộ dân khẳng có đi tù cũng không để mất đất và họ sẽ đấu tranh để giữ đất. Thực tế, các hộ dân  đã ra khu dất dự án nhà máy để dựng lán trại để giữ đất.

Người dân dựng lán trại để giữ đất

Trong buổi làm việc với phóng viên, ông Cà Văn Chướng, cán bộ địa chính xã Noong Lay cho phóng viên xem một bản đồ có số thửa trùng với số thửa trên sổ đỏ của bà con thuộc 13 hộ dân nói trên. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, một số hộ dân cho biết họ đã bị đẩy lên một khu vực khác, không nằm trong khu vực xây dựng nhà máy cũng như trên bản đồ tại UBND xã.

Chínhquyềncó thờ ơ, vô trách nhiệm?

Trao đổi với Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, Chủ tịch UBND xã Noong Lay Lò Văn Thịnh đã thực hiện phương châm ba không: “ không biết, không hiểu, không thuộc lĩnh vực chuyên môn” .

Trả lời phản ánh của các hộ dân về việc dịch chuyển vị trí đất hay số ô thửa bị chồng lấn thì ông Thịnh nói không nắm được, ông nói việc đó của cán bộ địa chính. Tuy nhiên ông lại cho biết hiện nay xã đang vận động, tuyên truyền cho người dân nộp đất để làm dự án và vận động bà con không để bà con vi phạm pháp luật “vì lo sợ bà con phải đi tù”.  Khi PV hỏi bà con có gây mất trật tự hay tổ chức phá hoại gì không thì ông Thịnh trả lời bà con rất hiền và không làm gì cả???

UBND xã Noong Lay

Khi phóng viên hỏi tiếp, việc tuyên truyền vận động bà con có trở nên thừa thãi không khi bà con chưa làm gì gây mất trật tự ? Có luật sư tư vấn, báo chí và chính quyền ủng hộ bên cạnh giúp họ ? Ông Thịnh im lặng và không trả lời. Ông Thịnh chỉ một mực khẳng định, “Hiện UBND huyện Thuận Châu đang lập đoàn công tác, kết hợp với xã thực hiện 11 bước nội dung theo quyết định số 01/QĐ-UBND. Đã thực hiện đến bước thứ 8. Xã chỉ có duy nhất 1 nhiệm vụ là tuyên truyền bà con”, ông từ chối trả lời các công việc của xã do ông không nắm được.

Tuy nhiên, trong văn bản 11 bước mà ông Thịnh cung cấp, hầu hết các hạng mục quan trọng đều có thành phần là UBND xã Noong Lay, nhiều chỗ còn đích danh Chủ tịch UBND xã Lò Văn Thịnh.

Vùng nguyên liệu lộ rõ nhiều bất cập

 Dự án Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu với công suất 400 tấn sản phẩm/ngày đêm, tổng vốn đầu tư 295 tỷ đồng, được UBND tỉnh Sơn La chấp thuận chủ trương đầu tư theo Quyết định số 129/QĐ-UBND tại bản Co Quyên, xã Noong Lay, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Dự án chia thành 2 giai đoạn (2018-2020 và 2021-2022), chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần chế biến tinh bột sắn Thuận Châu. Thời gian thực hiện dự án là 50 năm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn công suất lên tới 600 tấn sản phẩm/ngày đêm và một nhà máy mới được cấp phép 200 tấn /ngày nhưng chưa đi vào hoạt động.

Theo ghi nhận của PV, nguyên liệu đầu vào cho 2 nhà máy đã được đi vào hoạt động người dân vẫn chưa cung cấp đủ. Trong hồ sơ cấp chủ trương cho hai nhà máy đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Sơn La đã quy hoạch huyện Thuận Châu  và các huyện thuộc tỉnh Sơn La sẽ nguồn cung cấp nguyên liệu cho 02 nhà máy trên

 Chúng tôi hỏi người dân tại huyện Thuận Châu ,nơi có dự án nhà máy TBS Thuận Châu  trước đây không có nhà máy thì dân bán sắn cho ai ? Họ trả lời sắn chúng tôi trồng ra thu hoạch đến đâu bán đến đó, có các  đại lý của hai nhà máy vào tận nương để thu mua .

Việc thẩm định hồ sơ về vùng nguyên liệu để cấp phép cho dự án Thuận Châu là không phù hợp, cấp phép chồng chéo vùng nguyên liệu, dẫn đến thiếu nguyên liệu cung cấp cho hai nhà máy đã hoạt động. Theo đó sẽ xảy ra việc tranh mua, tranh bán, gây bất ổn kinh tế - chính trị vùng.

Việc thiếu nguyên liệu sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, có thể dẫn đến thua lỗ, phá sản và người dân sẽ phải là người gánh chịu thiệt hại lớn nhất. Việc này đã xảy ra tại các địa phương khác được đăng tải trên nhiều báo chí trung ương và địa phương.

Dự án xây dựng Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Thuận Châu góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế, thu hút nhiều lao động, đem lại thu nhập, ổn định cuộc sống người dân địa phương. Tuy nhiên, không vì thế mà mừng kinh tế…nhưng lo môi trường, bất ổn trong khu vực. Đề nghị UBND huyện Thuận Châu, kiểm tra, rà soát lại các thủ tục pháp lý, nhất là công tác đền bù GPMB cho các hộ dân sao cho thỏa đáng, hợp lý, tránh để xảy ra tình trạng khiếu kiện kéo dài, làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị trên địa bàn.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Chính quyền huyện Thuận Châu có “phù phép” để lấy đất của dân?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất