Thứ năm, 25/04/2024 20:35 (GMT+7)

Gia Lai: Ai chịu trách nhiệm việc mất rừng?

Mai Trung -  Thứ tư, 18/03/2020 10:28 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đơn vị chủ rừng báo cáo lên cấp trên không có tình trạng lấn chiếm rừng nhưng thực tế lại khác.

Ngày 24/2/2020, Môi trường và Đô thị điện tử có bài viết “Gia Lai: Báo động tình trạng lấn chiếm rừng”, phản ánh sự việc tại Làng Mèo, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, người dân ngang nhiên lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất. Theo xác định của đơn vị chủ rừng, những phần đất này thuộc diện tích DT1, khoảnh 5, tiểu khu 285 do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý. Tọa độ 1547701:0422185. Phân loại rừng thuộc kiểu IB - đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, cũng có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác.

Tọa độ phá rừng mà PV ghi nhận được.

Ngay sau khi báo chí phản ánh, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn 532/VP-NL chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh chủ trì, phối hợp cùng UBND huyện Ia Grai khẩn trương kiểm tra, làm rõ.

Ngày 16/3/2020, Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai có văn bản số 589/SNNPTNT-CCKL phản hồi với Môi trường và Đô thị điện tử như sau: “Tại khoảnh 5, tiểu khu 285, lâm phần quản lý rừng phòng hộ Bắc Ia Grai quản lý không xảy ra tình trạng lấn chiếm đất rừng; chặt những chỏm rừng còn sót lại và chặt hạ rừng trồng để lấn đất sản xuất như phản ánh… Theo kết luận số 07/KL-TTr ngày 21/6/2019 của Thanh tra tỉnh Gia Lai về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, công tác quản lý, bảo vệ rừng, sử dụng đất lâm nghiệp tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Ia Grai tại tiểu khu 285 chỉ có 3,74 ha bị phá từ các năm trước…”.

Tuy nhiên, qua công văn số 510/UBND-NL ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh Gia Lai gửi Sở NN&PTNT và Sở Thông tin - Truyền thông tỉnh, nhận thấy có vấn đề từ báo cáo, 13h chiều ngày 15/03/2020, nhóm PV đã quay trở lại cánh rừng phòng hộ tại làng Mèo, xã Ia Grăng, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai và ghi lại hình ảnh mới, quay clip trực tiếp để chứng minh vấn đề đã và đang xảy ra. 

Tại đây, không khó để bắt gặp những làn khói bay lên từ những cánh rừng và những quả đồi xung quanh. Tại tọa độ 1547052:0422015, chúng tôi thấy cả ha rừng bị cháy rụi do người dân đốt làm nương rẫy, nhưng không có bất kỳ cán bộ quản lý bảo vệ rừng nào!

Thậm chí, có những gốc cây bằng lăng to bị cưa hạ (chưa có dấu kiểm tra) còn nằm ngổn ngang trên rẫy của người dân. Điều này cho thấy, công tác quản lý bảo vệ rừng còn rất lỏng lẻo, vẫn để người dân lấn chiếm rừng lấy đất sản xuất, bằng lăng bị khai thác vô tội vạ. Trong khi đó, người đi kiểm tra lại chỉ nhìn một chỗ mà không nhìn xung quanh, dẫn đến rừng vẫn mất và báo cáo thì vẫn rất đẹp!

Cây bằng lăng bị khai thác trái phép.

Gốc cây bằng lăng còn chưa có dấu kiểm tra.

Xót xa những cây gỗ trong rừng phòng hộ bị chặt hạ

Tình trạng đốt phá rừng diễn ra hàng năm.

Thiết nghĩ, đã đến lúc UBND tỉnh Gia Lai cần quyết liệt chấn chỉnh lại công tác quản lý bảo vệ rừng tại đây và có biện pháp xử lý mạnh mẽ hơn nữa đối với các cán bộ lơ là, thiếu trách nhiệm, dẫn đến tình trạng rừng bị tàn phá đau xót như hiện nay.

Môi trường và Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Xem thêm: Video về tình trạng phá rừng tại huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai:

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Ai chịu trách nhiệm việc mất rừng?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng