Thứ sáu, 19/04/2024 15:55 (GMT+7)

Hoài Đức: Hàng loạt bất cập trong quản lý đất đai tại La Phù

Vũ Khoa -  Thứ bảy, 13/06/2020 16:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Quãng đường từ Nghị định Chính phủ tới hành động thực tế tại địa phương tỏ ra quá xa xôi mà một phần nguyên nhân có bắt nguồn từ cán bộ cơ sở khi mơ hồ, thiếu quyết liệt.

Nghị định mới, tư duy cũ

Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai vừa được Chính phủ ban hành tháng 11 năm 2019, quy định các hành vi vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm vi phạm trong sử dụng đất và vi phạm trong thực hiện dịch vụ về đất đai.

Đây là một trong những văn bản rất quan trọng, hướng dẫn cán bộ phụ trách hệ thống hóa, đưa vào thực tiễn một cách tinh gọn nhất.

Nặng nhất phải kể đến, hành vi chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (trong đó có đất ở) tại khu vực nông thôn và đô thị mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì phạt tiền theo diện tích tự ý chuyển. Với hành vi này, mức xử phạt có thể lên đến cả tỷ đồng.

Việc nâng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm lên đến cả tỷ đồng, đồng thời bổ sung thêm một số hành vi vi phạm pháp luật đất đai sẽ bị xử phạt cũng như bổ sung thêm các biện pháp khắc phục hậu quả, Nghị định 91 là căn cứ ràng buộc việc quản lý, sử dụng đất trong khuôn khổ luật Đất đai năm 2013.

Tuy nhiên, quãng đường từ Nghị định Chính phủ tới hành động thực tế tại địa phương tỏ ra quá xa xôi mà một phần nguyên nhân có bắt nguồn từ cán bộ cơ sở khi họ mơ hồ, thiếu quyết liệt trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất đai để vi phạm kéo dài.

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử xin lấy vị dụ tại xã La Phù (Hoài Đức, TP.Hà Nội) khi nhận được đơn kiến nghị xử lý sai phạm của những hộ dân đang sinh sống tại xã đây.

Theo đó, người dân La Phù tỏ ra bức xúc với tình trạng xây dựng trái phép bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu là vi phạm trật tự xây dựng trên đất nông nghiệp, đất xen kẹt (gồm cả nhà ở; nhà xưởng)..

Vi phạm tràn lan tại La Phù.

Khẳng định những vi phạm cũ - mới liên tục diễn ra nhưng kiến nghị của người dân luôn bị bỏ ngỏ khiến một loạt nghi vấn về lợi ích nhóm, liên quan trực tiếp đến công tác quản lý của UBND xã La Phù là điểm quan trọng khiến thực trạng diễn ra. Người dân La Phù cũng tỏ ra bức xúc khi bị buộc sống chung với những hành vi trái pháp luật này.

Khảo sát của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử cho thấy, hàng loạt nhà xưởng, công trình xây dựng mới vẫn đang mọc lên tại khu vực sát với Khu đô thị Geleximco. Nhiều công trình tạm bợ còn được dựng lên ngay dưới đường điện cao thế, tạo ra vô vàn nguy cơ về mất an toàn, cháy, nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào khiến.

Người dân luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ. Đồng thời đó là hàng trăm nhà xưởng tạm bợ, chắc chắn không một đơn vị nào dám đảm bảo về an toàn cháy nổ tại đây.

Ông Nguyễn Hữu Khoa – Phó chủ tịch UBND xã La Phù giải thích về thực tế trên bằng nguyên nhân “lịch sử để lại”.

“Tôi khẳng định rằng từ năm 2013 đến nay, không có vi phạm nào mới”, Phó chủ tịch UBND xã La Phù khẳng định.

PV đặt vấn đề về chuyện đất xen kẹt, đất nông nghiệp được ngã giá, giao dịch một cách trên địa bàn xã đang được quản lý thế nào? Bởi đây là loại giao dịch đất đai thường xuyên dẫn đến tranh chấp.

Ông Nguyễn Hữu Khoa quả quyết rằng đó là hoạt động dân sự và được phép, nhưng trước câu hỏi liệu các giao dịch nào có được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai? Ông Khoa từ chối cung cấp số liệu.

Theo ghi nhận của PV, Cụm công nghiệp La Phù đã biến thành nhà ở.

Lãnh đạo UBND xã La Phù khẳng định không có vi phạm mới?

Tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn phát sinh 

Điều 190, luật Đất đai năm 2013 cũng nêu rõ, điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn.

Quy định là vậy, nhưng đất xen kẹt La Phù có thể được bán cho bất cứ ai, miễn là đáp ứng được mức giá “ngất ngưởng” tại đây. Qua số điện thoại của văn phòng bất động sản Tuấn Hà (tại xã La Phù) PV được biết giá bán đất xen kẹt là khoảng từ 15-20 triệu đồng, tất nhiên, không ai quan tâm xem PV có phải người địa phương, có thuộc diện được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay không.

Trong kiến nghị của người dân La Phù cũng đề cập tới dấu hiệu tiêu cực trong quy hoạch dự án mở rộng Cụm công nghiệp xã La Phù; tình trạng đất tranh chấp, vi phạm tại khu Ao Quan Nhọn.

Bản thân ông Nguyễn Hữu Khoa cũng thừa nhận phản ánh này có cơ sở, không những thế, tình trạng mất an ninh cũng đã từng xảy ra.

Trong bài viết tiếp theo, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ thông tin cụ thể tới bạn đọc để làm rõ thêm sự yếu kém, có dấu hiệu tiêu cực trong quản lý của địa phương.

Môi trường và Đô thị sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Hoài Đức: Hàng loạt bất cập trong quản lý đất đai tại La Phù. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.