Thứ ba, 23/04/2024 15:21 (GMT+7)

Tội phạm buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam diễn biến phức tạp

MTĐT -  Thứ hai, 22/07/2019 10:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam trên đà suy giảm do tình trạng săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ động vật hoang dã.

Trong những năm gần đây, tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam trên đà suy giảm do tình trạng săn bắt, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ động vật hoang dã. Do đó, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đề nghị UBND các tỉnh quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với công tác bảo vệ động vật hoang dã như đảm bảo kinh phí, xây dựng chính sách đặc thù…

Ngày 19/7, tại TP. Đà Nẵng, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phối hợp với Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã (Tổ chức WCS) tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) nguy cấp, quý hiếm; những khó khăn, vướng mắc ở Việt Nam”.

Cam go cuộc chiến với tội phạm động vật hoang dã

Theo Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNN), Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên rừng, hệ sinh thái động, thực vật, đa dạng sinh học cao của thế giới. Các hệ sinh thái của Việt Nam là nơi trú ngụ của 322 loài thú, 397 loài bò sát, 181 lưỡng cư, trên 950 loài chim, 120.000 loài côn trùng. Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam vẫn đang tiếp tục phát hiện nhiều loại động vật, thực vật mới có giá trị khoa học, trong đó có nhiều loại thuộc lớp bò sát, lưỡng cư….

Theo Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNN), Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên rừng, hệ sinh thái động, thực vật, đa dạng sinh học cao của thế giới. Các hệ sinh thái của Việt Nam là nơi trú ngụ của 322 loài thú, 397 loài bò sát, 181 lưỡng cư, trên 950 loài chim, 120.000 loài côn trùng. Hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam vẫn đang tiếp tục phát hiện nhiều loại động vật, thực vật mới có giá trị khoa học, trong đó có nhiều loại thuộc lớp bò sát, lưỡng cư….

Những năm qua, công tác quản lý và bảo vệ rừng nói chung và việc quản lý, bảo vệ ĐVHD nguy cấp, quý hiếm đã đạt nhiều kết quả tích cực. Số vụ vi phạm mua bán, vận chuyển các loại động vật, thực vật hoang dã đã giảm qua các năm. Tuy nhiên, tình hình vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều vụ có tính chất nghiêm trọng, thủ đoạn ngày càng tinh vi; các vi phạm về săn bắt, mua bán, vận chuyển trái luật ĐVHD thường xảy ra ở những địa phương còn nhiều rừng tự nhiên, và những tỉnh giáp ranh biên giới Việt - Lào, Campuhia, Trung Quốc.

Tính từ 1/1/2018-31/5/2019, lực lượng kiểm lâm toàn quốc bắt giữ và xử lý 560 vụ vi phạm chế độ quản lý, bảo vệ động vật rừng. Trong đó, lập hồ sơ xử lý hình sự 41 vụ với vật chứng tịch thu 945 cá thể và 15.761,92kg động vật rừng các loại. Lập hồ sơ xử lý hành chính 519 vụ; tịch thu 6.151 cá thể và 11.196,92kg động vật rừng các loại. Tổng số tiền tịch phạt hành chính hơn 4,2 tỷ đồng.

Một vụ buôn bán ngà voi xuyên biên giới được các lực lượng chức năng phát hiện


Cũng theo báo cáo của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị, Quảng Nam, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước tình hình tội phạm liên quan đến động vật hoang dã diễn ra phức tạp và có yếu tố buôn bán xuyên biên giới. Các hành vi vi phạm chủ yếu là săn bắn, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã và sản phẩm động vật hoang dã. Các đối tượng mua, bán, vận chuyển động vật hoang dã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mắt lực lượng Công an, Kiểm lâm. Nhiều trường hợp đối tượng phạm tội là người dân vùng cao, người dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa hạn chế và sinh kế eo hẹp khiến cơ quan tố tụng gặp khó khăn trong việc vừa đảm bảo sự nghiêm minh vừa thể hiện tính nhân đạo của pháp luật.

Thực hiện đồng bộ giải pháp bảo vệ

Tại hội thảo, bà Lê Thị Nga - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết: Để nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật, Bộ luật Hình sự và Luật Tố tụng hình sự đã có nhiều quy định cụ thể về tội phạm, hình phạt để xử lý loại tội phạm này. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nói chung và bảo vệ cũng như xử lý, xử phạt các vi phạm về động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm còn chưa thật sự đồng bộ, nhiều văn bản còn mâu thuẫn, việc áp dụng còn nhiều khó khăn, vướng mắc…

“Trên cơ sở Chương trình hợp tác giữa Uỷ ban Tư pháp Quốc hội và Tổ chức WCS, Ủy ban Tư pháp đã tổ chức đoàn khảo sát về tình hình đấu tranh phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm và những khó khăn, vướng mắc giai đoạn từ 1/1/2018-31/1/2019 tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đăk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng nhằm nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình đấu tranh phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm; những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và phương hướng khắc phục trong thời gian tới”- bà Lê Thị Nga cho biết.

Tại Hội thảo, nhiều khuyến nghị quan trọng nhằm hoàn thiện các quy định trong Bộ luật Hình sự, tố tụng hình sự và các quy định khác liên quan đến phòng chống tội phạm về ĐVHD được đưa ra.

Lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng thả cá thể động vật vừng về môi trường tự nhiên


Các đại biểu tham dự hội thảo cho rằng, thời gian tới cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách, quản lý về bảo vệ và phát triển rừng; khắc phục sự chồng chéo, đảm bảo tính đồng bộ quy phạm pháp luật nhằm tăng tính phòng ngừa, răn đe tội phạm vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ ĐVHD, quý hiếm; tăng cường trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng như hải quan, kiểm lâm, biên phòng về tình hình tội phạm, phương thức, thủ đoạn các đối tượng; xây dựng kế hoạch liên ngành về tuần tra, kiểm soát…

Thực hiện nghiêm túc các nội dung của Chỉ thị 13-CT/TW, Chỉ thị số 28/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để đề ra các nhóm giải pháp và nhiệm vụ cụ thể nhằm tăng cường hoạt động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm hại các loài ĐVHD trái pháp luật.

Tăng cường công tác tuyên truyền, chú trọng truyên truyền đối với đồng bào sống trong khu vực có rừng tầm quan trọng, ý nghĩa và trách nhiệm trong việc bảo tồn thiên nhiên và ĐVHD; tuyên truyền cho người trẻ trong xã hội xoá bỏ thói quen sử dụng sản phẩm ĐVHD; nâng cao nhận thức người dân trong việc tố giác tội phạm.

Ủy ban Tư pháp cũng khuyến nghị UBND các tỉnh, thành cần có sự quan tâm, đầu tư tốt đối với công tác bảo vệ ĐVHD như: đảm bảo kinh phí; xây dựng chính sách đặc thù để nâng cao đời sống người dân sống gần rừng và có sinh kế để giảm nạn săn bắt trái pháp luật ĐVHD.


Theo Lan Anh/Báo TN&MT

Bạn đang đọc bài viết Tội phạm buôn bán động vật hoang dã tại Việt Nam diễn biến phức tạp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới