Thứ sáu, 29/03/2024 14:25 (GMT+7)

Thanh Hóa: Di tích lịch sử kêu cứu vì bị...mỏ đá đe dọa!

HOÀNG BÁCH -  Thứ sáu, 15/06/2018 14:07 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tổ hợp khai thác vật liệu xây dưng Hồng Hải ở xã Yên Lâm (Ninh Bình) khai thác gây ảnh hưởng đến di tích lịch sự chùa Hàn Sơn và nhà ở của nhiều hộ sống lân cận bị ảnh hưởng, nứt nẻ nghiêm trọng.

Sống trong lo sợ

Mỏ đá núi Kè thuộc địa phận xã Yên Lâm, huyện Yên Mô (Ninh Bình) được UBND tỉnh Ninh Bình cho Tổ hợp sản xuất vật liệu xây dựng Hồng Hải thuê tại quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 19/02/2014 để khai thác đá vôi thông thường.

Thế nhưng, mỏ lại nằm sát với các hộ dân của xã Nga Điền cũng như nằm cách di tích lịch sử văn hóa chùa Hàn Sơn chỉ khoảng 70m.

Có mặt tại chùa Hàn Sơn chúng tôi không khỏi bất ngờ khi những vết nứt gãy của bậc tam cấp kéo dài, nhiều vết nứt chân chim kéo dài trên tường của nhà chùa, ngồi bên chùa có thể nhìn thấy các hoạt động của mỏ đá với khoảng cách từ tường rào của chùa với mỏ chỉ khoảng 70m qua con sông Hoạt. Đang ngồi trò chuyện bỗng dưng có tiếng nổ mìn lại vang lên đá rơi rầm rầm.

Mỏ khai thác đá chỉ cách chùa khoảng 70m gây ảnh hưởng lớn đến chùa.

Ông Lã Văn Toan - Thành viên Ban kiến thiết chùa Hàn Sơn cho biết: “Sau khi xây dựng xong chùa lên được một thời gian thì lúc ấy nổ mìn đang còn cách xa và vẫn bình thường sau này nó lại gần thì có hiện tượng lún đất, ngói sụt của chùa rồi người dân kêu cứu làm đơn gửi cơ quan chức năng”.

Việc nổ mìn khiến cho Di tích chùa Hàn Sơn bị ảnh hưởng, phá vỡ cảnh quan di tích cũng như du khách về với chùa cũng ít hơn vì lo sợ nguy hiểm đến tính mạng.

Còn gia đình ông Hoàng Văn Doa (83 tuổi) ở gần khu vực khai thác của mỏ thì cho biết: “Do hoạt động khai thác đá diễn ra lâu nay khiến cho ngôi nhà ông đang ở cũng xuất hiện nhiều vết nứt toác chạy dọc trên tường nhà.

Trước đây 2 bên này là 2 cái cọc gió (núi cao) do đánh hết đá bên phần Ninh Bình giờ đến lượt đánh sang Thanh Hóa có nhiều khi đá còn rơi cả xuống nhà tôi, bây giờ chủ yếu bay sang chùa vì chùa ở quá gần. Mỗi lần nổ mìn là dung lắc mạnh nhiều vật dụng trên cửa cũng rơi xuống, bụi mù mịt”.

Nhà dân nứt nham nhở trên tường do hoạt động của mỏ đá.

Được biết, chùa Hàn Sơn (Hàn Sơn Tự) được xây dựng tại Thần Phù Hải Khẩu (cửa biển Thần Phù) nơi đây có những con sóng lớn như sóng thần năm 1797 khi vua Lê Đại Hành đi đánh giặc Chiêm thành khi qua đây gặp sóng lớn bị đắm một số thuyền nên đã cho đạo sĩ dẹp sóng thần để cho đoàn thuyền đi qua. Với địa danh “Làng quang minh chính đại” thuộc tổng Thần Phù, tỉnh Ninh Bình.

Năm 2011 chùa Hàn Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Khó giải quyết dứt điểm

Không chỉ ảnh hưởng đến di tích, phá vỡ cảnh quan mà mỏ đá đi vào hoạt động còn gây ảnh hưởng đến môi trường, cự ly quá gần khu dân cư, mất an toàn giao thông trong khu vực cũng khiến người dân lo lắng mỗi khi đi qua khu vực này.

Để hiểu rõ hơn những khó khăn mà người dân và ban trị sự chùa Hàn Sơn, PV đã trao đổi với ông Vũ Ngọc Huynh - Chủ tịch UBND xã Nga Điền, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa), ông Huynh cho biết: “ Anh em tôi cũng quyết tâm lắm nhưng mà cấp xã không đủ thẩm quyền, với mỏ đá lại thuộc tỉnh Ninh Bình nên xã cũng chỉ biết đề nghị lên cấp trên thôi. Xã cũng đã làm việc nhiều lần và có gửi công văn sang UBND xã Yên Lâm, huyện Yên Mô (Ninh Bình). Địa phương cũng đã báo cáo huyện và huyện Nga Sơn và UBND tỉnh Thanh Hóa để có hướng giải quyết dứt điểm tình trạng trên”.

Những vết nứt nghiêm trọng ở bậc tam cấp của chùa.

Nói về mức độ ảnh hưởng của mỏ đá đối với di tích gây hư hỏng ông Huynh cho hay nền bậc tam cấp hư hỏng, lượng đá bắn vào chùa nhiều, ngói dồn lại, du khách về chùa chiêm bái cũng lo sợ đá rơi vào người…

“Hoạt động của mỏ đá còn gây ô nhiễm môi trường, cự ly khai thác quá gần khu dân cư và gây mất an toàn giao thông vì dưới chân núi có một con đường nối liền 2 xã giữa 2 tỉnh”, ông Huynh cho biết thêm.

Những vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều tại chùa Hàn Sơn.

Được biết, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng nhận được báo cáo của UBND huyện Nga Sơn về việc hoạt động khai thác đá của tổ hợp Hồng Hải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh chùa Hàn Sơn.

Theo đó, UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Sở VHTT&DL, Sở TN&MT, Sở Công Thương, UBND huyện Nga Sơn  làm đấu mối để làm việc với các cơ quan chuyên môn tỉnh Ninh Bình kiểm tra, làm rõ ảnh hưởng của việc khai thác đá tại tổ hợp Hồng Hải tại tỉnh Ninh Bình gây ảnh hưởng đến di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh chùa Hàn Sơn, báo cáo về Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 5/7/2018.

Trong lúc chờ đợi những biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của mỏ đá thì hàng ngày nhân dân và du khách đến chùa vẫn nơm nớp trong nỗi lo sợ “đá bay” trúng đầu!

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Di tích lịch sử kêu cứu vì bị...mỏ đá đe dọa!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chút tương tư
Thả câu thơ đêm muộn màng///Ngọn đèn bên phố trôi ngang bềnh bồng //Đêm gầy uống cạn dòng sông//Buồn ơi! Xuân hết mà đông chưa tàn.