Thứ năm, 25/04/2024 20:51 (GMT+7)

Thanh tra sở TNMT Hà Nội trả lời vụ khu nghỉ dưỡng trái phép ở Ba Vì

Yến Oanh -  Thứ tư, 30/05/2018 14:47 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến hàng loạt khu nghỉ dưỡng được xây dựng trái phép trên đất nông trường, mua bán trao tay không có sổ đỏ một cách công khai từ nhiều năm nay. Mới đây, Thanh tra sở TNMT đã có trả lời báo.

Môi trường và Đô thị Việt Nam đã thông tin tại bài viết "Ba Vì: Đất “nông trường” đang biến thành những biệt phủ trái phép!?" và "Lộ diện đại gia đang sở hữu biệt thự trên đất nông trường ở Ba V" và "Tiếp vụ khu nghỉ dưỡng trái phép tại Ba Vì: Sở Nông nghiệp nói gì?". Nội dung phản ánh về tình trạng mua bán công khai đất của nông trường, điều đáng nói số đất này dù không có sổ đỏ, không được xây dựng nhà kiên cố nhưng việc buông lỏng quản lý này đã "mở" đường cho nhiều "đại gia" từ  Thủ đô về đây thu gom, xây dựng khu nghỉ dưỡng trái phép.

Tuy nhiên, về trách nhiệm quản lý thuộc cơ quan, đơn vị nào thì vẫn là câu hỏi dư luận chưa tìm được. Bởi, các bên liên quan gồm UBND huyện Ba Vì, xã Yên Bài, công ty CP Việt Mông và sở Nông nghiệp đều trả lời "hướng" cho các bên khác, cụ thể đã được thông tin tại 3 bài viết trên.

Nhằm có nhiều thông tin trái chiều cũng như đi tìm câu trả lời về trách nhiệm mà dư luận đang quan tâm, PV đã đặt lịch làm việc kèm theo CV nội dung câu hỏi với sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ ngày 23/4/2018.

Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì PV liên hệ nhiều lần nhưng phòng Thanh tra liên tục khất lần, phải đến ngày 24/5, sau 1 tháng kể từ khi đặt lịch làm việc mới nhận được phản hồi bằng văn bản số 759/STNMT-TTr do phòng Thanh tra sở TNMT cung cấp. 

Không hiểu vì lý do gì, khi mua bán viết tay không có sổ đỏ nhưng các "đại gia" vẫn rất yên tâm săn đón các lô đất đẹp ở đây.

Tổ chức xác định ranh giới sử dụng đất không được thực hiện vì bản đồ không có dấu của cơ quan có thẩm quyền?!

Nội dung văn bản trả lời của Thanh tra sở TNMT cụ thể như sau: "Nông trường hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ (Nông trường Việt Mông được thành lập từ năm 1984 trên cơ sở tách phần đất phía nam của Nông trường Ba Vì trước đây.

Ngày 16/3/2006 Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa chuyển doanh nghiệp nhà nước Nông trường hữu nghị VN-Mông Cổ thành công ty CP giống gia súc Việt Mông (Nay là công ty CP Việt Mông.

Công ty CP Việt Mông tiếp nhận bàn giao từ Nông trường hữu nghị Việt nam- Mông Cổ tổng diện tích đất được đưa vào cổ phần hóa là 298.658 m2.

Việc lập hồ sơ giao đất, xin thuê đất sau khi thực hiện cổ phần hóa là 29,86 ha chưa thực hiện do Nông trường trước khi cổ phần hóa chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trên thực địa để bàn giao lại cho cho công ty cổ phần. Tại văn số 9634/UBND-TNMT ngày 17/12/2013, UBND Thành phố đã chỉ đạo  UBND huyện Ba Vì xử lý dứt điểm các trường hợp lấn chiếm đất đai trên diện tích 29,86 ha để lại trong phương án cổ phần hóa đã phê duyệt, tuy nhiên phần đất bị lấn chiếm vẫn chưa thu hồi được. 

Những căn nhà thiết kế sang trọng, cầu kỳ nhưng vô cùng gần gũi với thiên nhiên được các "đại gia" xây dựng khi đã hoàn thành xong thủ tục mua bán "viết tay".

 Việc tổ chức xác định ranh giới sử dụng đất tại thực địa, bản đồ xác định ranh giới sử dụng đất và bàn giao đất tại thực địa không được thực hiện là do hệ thống bản đồ Nông trường Việt Mông bàn giao cho công ty cổ phần không có dấu của cơ quan có thẩm quyền. Diện tích đất bàn giao không cụ thể, rõ ràng và không có các giấy tờ hồ sơ pháp lý đầy đủ theo quy định.

Tháng 10/2016 Công ty CP Việt Mông đã bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến diện tích 983,3ha về UBND Thị xã Sơn Tây và UBND huyện Ba Vì để quản lý theo chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại văn bản số 289/TB-UBND ngày 17/8/2016. 

Lô đất được xây tường bao quanh để đánh dấu.

Ngày 10/1/2017 sở TNMT Hà Nội có văn bản số 222/STNMT-CCQLĐ.Đ về việc hướng dẫn việc tiếp nhận đất từ Công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý” trong văn bản đã hướng dẫn cụ thể các thủ tục tiếp nhận đất và trách nhiệm của địa phương sau khi tiếp nhận đất.

Hiện nay, Công ty Việt Mông chỉ phối hợp với UBND các cấp để cung cấp tài liệu liên quan đến giao khoán đất của Nông trường Việt Mông trước đây trong việc xử lý các vi phạm về quản lý sử đụng đất.

Năm 2013, Bộ TNMT đã tiến hành thanh tra việc sử dụng đất tại Nông trường Việt Mông. Tại Kết luận thanh tra số 1806 ngày 15/5/2013 của Bộ TNMT đã chỉ rõ các sai phạm của tổ chức và cá nhân có liên quan.

Các sai phạm liên quan đến sử đụng đất như cơ quan báo chí thông tin đang thuộc trách nhiệm của người sử dụng và thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc UBND cấp xã và cấp huyện. Sở TNMT Hà Nội sẽ tiếp tục tổng hợp và báo cáo UBND Thành phố các nội dung vượt thẩm quyền của Giám đốc sở TNMT Hà Nội".

Chưa thể thống nhất được trách nhiệm?

Trước đó, trong công văn kèm theo giấy giới thiệu ngày 23/4 gửi sở TNMT, PV có đề cập đến một số nội dung như: "Hợp đồng giao đất cho dân, việc mua bán công khai và xây dựng và khai thác khu nghỉ dưỡng khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép, hướng xử lý vi phạm...?".

Tuy nhiên, văn bản trả lời của sở Thanh tra sở TNMT chỉ nêu nội dung liên quan đến nguồn gốc, quá trình sử dụng đất tại khu vực trên mà không có trả lời các nội dung khác. Đặc biệt là nội dung về giải thích hợp đồng những điều dân được phép và không được phép, các văn bản tham mưu cũng như hướng xử lý...Ngoài ra, Thanh tra sở cũng không cung cấp bất cứ tài liệu nào liên quan đến vấn đề này.

Cũng trong văn bản trả lời ở trên, Thanh tra sở TNMT khẳng định UBND T.P đã chỉ đạo UBND huyện Ba Vì xử lý các trường hợp lấn chiếm  tại đây từ năm 2013 tuy nhiên đến nay phần đất bị lấn chiếm  vẫn chưa được thu hồi.

Ông Nguyễn Văn Trường (Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Ba Vì) trong buổi trao đổi với PV cũng nói một cách “chắc chắn” rằng Nông trường Việt Mông chưa bàn giao, năm 2016 mới chỉ bàn giao mốc giới còn quản lý vẫn là của nông trường.

Ông Trương Hồng Ngọc - Tổng giám đốc Công ty CP Việt - Mông (tiền thân là Nông trường Việt - Mông - PV) khẳng định rằng: “Khu đất này công ty tôi đã giao lại hoàn toàn cho huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây quản lý từ năm 2016 hiện công ty tôi là doanh nghiệp thuần túy, không quản lý khu đất đó nữa”.

Trong khi dư luận đang mong muốn các cấp quản lý nhanh chóng vào cuộc xử lý đảm bảo việc thực thi quy định của Nhà nước trong sử dụng đất được đảm bảo thì việc tìm ra đơn vị nhận trách nhiệm về tình trạng sai phạm trên dường như vẫn là bài toán khó.

 Sở Nông nghiệp đại diện là ông Lê Quang Tiến - Phó Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm Hà Nội lại cho biết: “Việc mua bán, UBND huyện Ba Vì là đơn vị quản lý nhà nước về đất đai trên lĩnh vực của địa bàn, để xảy ra sai phạm trên thì phải có trách nhiệm quản lý, giao cho xã, xã phải trực tiếp quản lý kể cả xây dựng. Trách nhiệm thuộc huyện Ba Vì, sở TNMT Hà Nội...".

Sở TNMT tại văn bản trả lời trên lại nêu rõ thẩm quyền xử lý các vi phạm thuộc UBND cấp xã và cấp huyện (tức UBND huyện Ba Vì và xã Yên Bài - PV).

Như vậy, trong khi dư luận đang mong muốn các cấp quản lý nhanh chóng vào cuộc xử lý đảm bảo việc thực thi quy định của Nhà nước trong sử dụng đất được đảm bảo thì việc tìm ra đơn vị nhận trách nhiệm về tình trạng sai phạm trên dường như vẫn là bài toán khó mà các cơ quan chức năng gồm sở Nông Nghiệp, sở TNMT, UBND huyện Ba Vì vẫn chưa được "thống nhất" ?!

Qua thông tin trả lời từ những cơ quan chức năng của Hà Nội liên quan đến hoạt động mua bán, xây dựng, kinh doanh có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật tại Nông trường Việt Mông ở huyện Ba Vì có chăng trách nhiệm như "trái bóng" đang được đá qua đẩy lại?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc này.

Bạn đang đọc bài viết Thanh tra sở TNMT Hà Nội trả lời vụ khu nghỉ dưỡng trái phép ở Ba Vì. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng