Thứ bảy, 20/04/2024 07:18 (GMT+7)

TP.HCM: Dân kêu cứu vì bị bịt kín lối đi (Bài 2)

Đỗ Thuận -  Thứ tư, 31/07/2019 08:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Người dân kêu cứu vì rơi vào thế bị "bế quan tỏa cảng", trong khi đó, chính quyền địa phương cho biết “không đủ thẩm quyền và không nắm được hồ sơ vụ việc” (!)

Để làm rõ những thắc mắc mà người dân phản ánh, tại sao Công ty Tanimex chưa hoàn thiện hạ tầng dự án nhưng UBND Q. Tân Phú vẫn nhận bàn giao, và đến nay đã gần 10 năm nhưng đường đi vẫn chưa được thông suốt, PV Môi trường & Đô thị điện tử đã liên hệ với lãnh đạo UBND Q. Tân Phú nhưng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Không những thế, chính quyền Q. Tân Phú còn làm việc rất thờ ơ, theo kiểu phó mặc không liên quan.

Cụ thể, để làm rõ đúng sai cũng như cách giải quyết sự việc, phóng viên đã nhiều lần liên hệ làm việc với bà Hứa Thị Hồng Đang, Chủ tịch UBND Q.Tân Phú, nhưng bà từ chối lịch hẹn. Đồng thời, khi chia sẻ qua điện thoại, bà Đang cho rằng vì mới về nhận công tác sau này nên không nắm hết hồ sơ vụ việc.

Một hộ dân cầm đơn kêu cứu tại căn nhà đang xây dựng bịt đường B1

Điều này khiến người dân tại tổ 72, khu phố 4, đường B1, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp.HCM bức xúc. Họ cho rằng, nội dung bàn giao giữa Công ty Tanimex và UBND Q. Tân Phú đã thể hiện rõ ràng trên các giấy tờ, văn bản đang lưu trữ tại Văn phòng UBND quận mà tại sao lãnh đạo không biết, mặc cho những bức xúc của người dân vẫn tăng cao theo từng ngày?

Trao đổi với PV, nhiều người dân đặt câu hỏi, liệu giữa Công ty Tanimex và UBND Q. Tân Phú có "vấn đề" gì không khi một dự án chưa hoàn thiện hạ tầng theo quy định nhưng UBND quận vẫn nhận bàn giao?

Trong khi đó, suốt thời gian qua, lãnh đạo quận này chỉ trả lời người dân kiểu chung chung: “Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình đã đo đạc bản đồ hiện trạng vị trí đoạn thông tuyến đường B1 và đã bàn giao cho Phòng Quản lý Đô thị để tham mưu UBND quận gửi Sở Quy hoạch kiến trúc đề nghị điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu. Khi quy hoạch phân khu được điều chỉnh tại vị trí tuyến đường B1, UBND quận Tân Phú sẽ báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020”.

Đáng chú ý, ngày 5/4/2019, UBND Q. Tân Phú đã ký ban hành Giấy phép xây dựng  (GPXD) có thời hạn số 610 cho ông Nguyễn Văn Việt được xây dựng nhà 1 tầng (trệt) tại địa chỉ 303 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú. Ít ngày sau (19/4), quận tiếp tục ký ban hành GPXD có thời hạn số 697 cho bà Nguyễn Thị Châu được xây dựng nhà 1 tầng (trệt) tại địa chỉ 299-301 Tây Thạnh, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú.

Người dân bức xúc trao đổi với PV

Đây là hai căn nhà “án ngữ” ngay “cửa ngõ” đường B1 thông ra đường Tây Thạnh. Sau khi 2 căn nhà trên hoàn thiện thì việc thông đường B1 lại càng khó khăn hơn nữa. Chính việc này cũng khiến 39 hộ dân sống hai bên đường B1 ngày đêm lo lắng, sẵn sàng bỏ bê công việc chỉ để cố gắng tìm cách "khai thông" cho con đường này.

Bà Nguyễn Thị Vân, đại diện các hộ dân, bức xúc: "Thời gian từ nay đến đầu năm 2020 đang đến gần, tuy nhiên, 02 hộ dân được cấp phép xây nhà trên tuyến đường dân sinh trên vẫn đang thi công nhà rất kiên cố. Liệu họ đã nắm được tình hình và chủ động di dời hay không, hay sự việc vẫn tiếp tục kéo dài gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân nơi đây?".

Vì sao UBND Q. Tân Phú, UBND P. Tây Thạnh lại để sự việc này kéo dài trong nhiều năm mà không có biện pháp giải quyết? Vì sao các ngành chức năng của quận Tân Phú lại tham mưu để lãnh đạo quận cấp phép cho 2 hộ dân xây dựng nhà án ngữ hết đường đi của các hộ dân bên trong?

Môi trường & Đô thị điện tử sẽ tiếp tục thông

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Dân kêu cứu vì bị bịt kín lối đi (Bài 2). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...